Những nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

Bơm thủy lực là thiết bị rất quan trọng không chỉ đối với trạm nguồn mà đối với bất kỳ hệ thống thủy lực công nghiệp nào. Một bơm tốt, ổn định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao cho người dùng. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn không ít khách hàng sẽ gặp phải sự cố bơm không lên áp. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu được những băn khoăn và lo lắng của khách hàng nên đã tổng hợp thông tin đầy đủ trong bài viết này để khách hàng có thể tìm ra nguyên nhân và xử lý dễ dàng.

Bơm thủy lực hay gặp lỗi không lên áp

Hệ thống thủy lực ngày nay được con người ứng dụng rất đa dạng, trong sản xuất, gia công, chế biến, khai thác công nghiệp. Nó đảm nhận những công việc nặng nhọc nhất với trọng lượng, áp và lưu lượng lớn trong môi trường khắc nghiệt, độc hại.

Trong hệ thống ấy, bơm thủy lực có thể được cho là quan trọng nhất. Nó đóng vai trò trung tâm, là trái tim khi hút dầu từ bể chứa để bơm đẩy đi trong đường ống dẫn để cung cấp cho các thiết bị. Như chúng ta đã biết, bơm có 3 loại: bơm piston, bơm lá, bơm nhông. Dù là bơm chính hãng, chất lượng tốt nhưng trong quá trình sử dụng vẫn xảy ra một số sự cố không mong muốn. Hiện tượng bơm thủy lực không lên áp là phổ biến và nhiều người gặp phải nhất.

Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng công việc mà con người sẽ lựa chọn loại bơm có đặc điểm thích hợp.Ví dụ như bơm lá, bơm nhông sẽ phù hợp với trạm nguồn nhỏ hoặc trung bình với áp và lưu lượng thấp. Bơm piston lại có áp cao, tuổi thọ trung  bình cao, lưu lượng lớn nên thích hợp với hệ thống lớn.

Khi đến với chúng tôi, đa số khách hàng đều thông báo mình gặp phải sự cố bơm không lên áp. Hiện tượng này không trừ bất kỳ loại bơm nào cả và trong các hệ thống ép, nâng hạ, dập khuôn, chấn…

Tất cả các loại bơm thủy lực hiện nay đều hoạt động trên cơ chế tăng giảm thể tích bơm để tạo ra áp suất và vì vậy nên những bơm như piston, bánh răng được gọi là bơm thể tích.

Ví dụ như bơm nhông thì tại vùng vào khớp, áp suất tăng và thể tích giảm, vùng ra khớp thì áp suất giảm, thể tích tăng. Nó luân phiên trong cả một chu kỳ hoạt động. Còn bơm piston áp cao thì các piston sẽ dịch chuyển tịnh tiến trong xi lanh làm tăng giảm thể tích và kéo theo sự thay đổi của áp suất.

Vì vậy mà hệ thống thủy lực có thể nâng hạ vật hàng trăm tấn, đóng mở cửa đập thủy điện… Và cũng vì vậy mà nó khiến bơm dễ hư hỏng cũng như xuất hiện sự cố về áp suất.

Có thể bạn quan tâm: Những sự cố thường gặp trong hệ thống thủy lực

bảo trì bơm thủy lực không lên áp

Nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

Sau một thời gian, làm việc thực tế và tổng hợp ý kiến của khách hàng thì chúng tôi phát hiện có 4 nguyên nhân đã làm cho bơm thủy lực không lên áp:

1. Bề mặt bị mòn

Các bơm thủy lực như: bơm lá,bơm nhông hay bơm piston trong quá trình tạo áp suất và lưu lượng đều phải chịu ma sát rất nhiều.

Tuy rằng, chúng ta lựa chọn bơm chính hãng, chất lượng cao với các chất liệu sản xuất thiết bị hàng đầu như: thép không gỉ, inox, đồng hay gang với độ gia công sáng bóng, tỉ mỉ nhưng việc chịu ma sát trong 1 thời gian dài, liên tục sẽ dẫn đến các bề mặt bị ăn mòn.

Cụ thể, đối với bơm bánh răng, ăn mòn các đỉnh răng cũng như bề mặt răng sẽ tạo nên kẽ hở, không còn sự kín khít ban đầu. Tùy thuộc vào độ hở mà áp suất sẽ giảm theo. Quá trình ra khớp, vào khớp liên tục sẽ làm biến đổi ứng suất bề mặt bánh răng để cấp năng lượng cho dầu. Việc áp suất luân phiên tăng, giảm không chỉ làm tăng ăn mòn mà còn làm xuất hiện xâm thực.

Để khắc phục được, khi chế tạo, các hãng thiết kế một khe hở giữa đỉnh răng với thân bơm hình một cung vòng rộng. Ý nghĩa của nó là chất lỏng ở rãnh bánh răng sẽ thông với khoang hút. Hoặc phần làm kín của khoang bơm với đỉnh răng chỉ được làm kín ở một cung nhỏ nằm giữa khoang đẩy với khoang hút hoặc tạo nên 1 lỗ thoát hướng kính.

Tuy nhiên, sau một thời gian rất dài sử dụng thì việc mòn đỉnh răng cũng như độ kín giữa 2 khoang không còn đảm bảo 100% thì chắc chắn sẽ tụt áp.

Đối với bơm piston thì ma sát sẽ diễn ra giữa ống xi lanh và đầu piston. Tốc độ hao mòn cũng như lượng hao mòn sẽ phụ thuộc vào tần số sử dụng bơm, thời gian làm việc và áp suất.

Trong bơm piston có đĩa phân phối chia 2 cửa áp cao và áp thấp. Đĩa phân phối và block xi lanh sẽ có một khe hở mà người ta gọi đó là nêm dầu thủy lực. Lớp dầu dày sẽ luôn được duy trì, có một giá trị xác định. Độ dày của lớp nêm dầu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vận tốc, áp suất, độ nhớt của dầu và nhiệt độ.

Chức năng của nêm dầu đó là ngăn cản ma sát của mặt đĩa phân phối và mặt của đầu block xi lanh. Việc duy trì lớp nêm dầu này sẽ giúp giảm ma sát ăn mòn cũng như tăng tuổi thọ bơm.

Tuy nhiên, nếu độ dày của lớp nêm tăng lên quá lớn thì điều kiện làm kín không đảm bảo, liên kết của bề mặt đĩa phân phối và màng chất lỏng bị phá vỡ, lực trượt của chất lỏng không thắng được khiến màng bị hủy. Và hậu quả là dầu thủy lực không đi qua hết mà rò rỉ tại vỏ bơm.

Bên cạnh đó, việc giảm khả năng làm kín của nêm dầu thủy lực còn do tốc độ quay của block xi lanh, đĩa phân phối tăng quá mức làm lực quán tính lớn và xuất hiện lực trượt làm bề mặt liên kết không giữ được trạng thái như ban đầu.

Yếu tố nhiệt độ cũng sẽ tác động làm rò rỉ dầu. Khi máy móc vận hành liên tục, tốc độ cao trong 1 quãng thời gian dài thì nhiệt tăng và độ nhớt giảm.

Đó là nguyên nhân làm liên kết màng của các phân tử chất lỏng nêm dầu bị phá hủy. Bơm sẽ không kín 100%, rò rỉ xảy ra.

mòn bề mặt bơm thủy lực

2. Bơm bị rò rỉ

Một số thợ làm trong các xưởng cơ khí chế tạo thì  cho rằng: Rò rỉ là không có áp suất và khi không có áp suất nghĩ ngay đến rò rỉ. Và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rò rỉ ở bơm.

Rò rỉ có thể xuất hiện ở mọi nơi: đường ống, mặt bích, các mối nối, van, các vị trí lắp ghép. Nguyên nhân gây rò rỉ có thể là do lắp ngược gioăng phớt, gioăng phớt làm kín bị rách, lắp không chặt, sự ăn mòn như đã trình bày ở trên hoặc quấn băng, cao su non không đúng cách. Nói cách khác, bơm rò rỉ có thể do kỹ thuật lắp, chất lượng thiết bị, thời gian sử dụng.

Hệ thống thủy lực làm việc với áp suất lớn từ trăm bar cho đến hàng nghìn bar nên phải lựa chọn bơm, thiết bị chất lượng. Một số xuất xứ bơm tốt như: Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…Chất liệu chống ăn mòn tối đa, cứng cáp, gia công tỉ mỉ, sáng bóng khá hoàn hảo. Tùy thuộc vào kích thước của bơm mà trọng lượng bơm chính hãng sẽ dao động từ vài kilogam đến hàng chục, trăm kilogam.

Đối với bơm bánh răng thì khi lắp khách chú ý khi lắp gioăng phớt, phải đúng vị trí và đúng thứ tự. Bởi sai bất kỳ bước nào thì bơm sẽ rò rỉ ngay lập tức.

Ngoài gioăng phớt thì để chống rò rỉ, người sử dụng còn phải kiểm tra van, chú ý đến đường ống dẫn, xem xét các mối nối một cách thường xuyên.

Các ống dầu thủy lực kém chất lượng, giá rẻ sẽ nhanh chóng bị hư hỏng dưới tác dụng của nhiệt cao, áp suất lớn hay va đập mạnh.Từ đó sẽ xuất hiện các vết nứt, thủng khiến dầu bị rò rỉ ra ngoài. Một số khách hàng chọn lắp đặt van 1 chiều để chặn dòng chảy ngược và hạn chế sự rò rỉ khi ống dầu bị sự cố là một cách rất hay, tiết kiệm lại khá dễ dàng mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn.

bơm piston thủy lực

3. Các cửa đường ống hút và bộ lọc

Tại sao chúng ta phải sử dụng bộ lọc dầu? Bởi vì chúng ta cần một nguồn dầu sạch, chất lượng cao, không cáu cặn cho hệ thống hoạt động. Cũng giống với bất kỳ một thiết bị thủy lực nào thì chúng ta phải sắp xếp để vệ sinh thiết bị định kỳ, loại bỏ những chất bẩn bám trên thành lọc, làm bít tắc các lưới lọc, đường hút. Các chất bẩn này có thể là đất cát, sợi ni lông, vụn giấy, hạt kim loại liti… rất nguy hiểm.

Nếu việc này không được làm thường xuyên sẽ khiến lượng dầu đi vào cửa hút của bơm thủy lực bị thiếu hụt. Lượng dầu điền vào cửa không đủ sẽ làm lưu lượng và công suất, áp suất của bơm không đúng như thiết kế ban đầu của hãng. Nặng nề hơn khi nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng xâm thực. Bơm hoạt động tạo nên tiếng ồn lớn, bơm bị rung lắc do hút khí vào. Lượng dầu quá ít sẽ gây tăng ma sát, sinh nhiệt và bơm thủy lực bị hỏng nhanh chóng.

lọc dầu bị lỗi

4. Van an toàn không lên áp

Trong hầu hết các hệ thống thủy lực có bơm thì đều có van an toàn. Chức năng của nó thì chúng tôi đã thông tin cụ thể trong các bài viết trước, khách hàng có thể tìm đọc lại để tham khảo.

Van sẽ đảm bảo áp suất hệ thống luôn nằm ở mức an toàn. Khi cài đặt áp suất cho van, khách nên chú ý là cài mức áp cao hơn áp suất làm việc của hệ thống. Đó là điều bắt buộc nếu muốn bảo vệ hệ thống khỏi quá áp.

Khi áp suất hệ thống cao hơn áp suất cài đặt, van sẽ tự động mở cửa để xả dầu về bể chứa. Việc cài thấp hơn sẽ không có tác dụng làm van không lên áp. Cách khắc phục khá đơn giản đó là cài đặt van an toàn lại vừa nhanh chóng lại tiết kiệm.

Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực

van giảm áp và van an toàn

Để đặt mua bơm thủy lực chính hãng, phù hợp với yêu cầu sử dụng, quý khách có thể liên hệ ngay với cửa hàng phân phối thiết bị khí nén, thủy lực, điện miền Trung qua số hotline: 0982.434.6940918.434.694.

Tại đây 1281 Hùng Vương, Phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, khách có thể gặp và trao đổi, lắng nghe tư vấn của đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm để xử lý sự cố và sử dụng bơm hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khách ở khu vực Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam còn có thể kết nối với công ty TNHH MTV Thiết Bị Kỹ Thuật Triển Hưng qua số: 0236 3767 3330918 434 694. Đây là một đơn vị uy tín trong phân phối bơm thủy lực HDX, Yuken, Nachi, Besko, Saintfon… tại miền Trung.

Đừng lo lắng, với kinh nghiệm làm việc lâu năm cũng như thái độ làm việc nhiệt tình, tận tâm, thiết bị hàng hóa đầy đủ, chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được giá ưu đãi nhất.

5/5 (1 bình chọn)