Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đôi lần được nghe đến cụm từ bộ nguồn thủy lực. Đó là một trong những thiết bị không thể thiếu của các máy móc đang vận hành bằng dầu và thực hiện những công việc năng nhọc với công suất, áp lực lớn. Tại sao gọi là bộ nguồn? Cấu tạo và cách thức hoạt động của nó ra sao? Cụ thể những ứng dụng của nó là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài tổng hợp ngày hôm nay của chúng tôi.
Bộ nguồn thủy lực là gì? (Trạm nguồn thủy lực)
Để trả lời cho câu hỏi bộ nguồn thủy lực là gì? Thì chúng ta thử hình dung đó là một tổ hợp các thiết bị thủy lực. Nó bao gồm: bơm, van, bộ lọc, giải nhiệt, phụ kiện, thùng chứa, motor…Tổ hợp này đóng vai trò tạo động lực cho hệ thống. Và thật dễ dàng để ta có thể bắt gặp các bộ nguồn này trong nhà máy, xưởng sản xuất với hệ thống máy ép, máy chấn, máy cắt, máy dập khuôn, máy kéo, máy nghiền…
So với một hệ thống thủy lực lớn, phức tạp thì hệ thống có bộ nguồn đơn giản hơn. Vì chính nó đã tích hợp van với các thiết bị cung cấp chất lỏng. Trong một số trường hợp, khách hàng chỉ cần kết nối nguồn điện, thiết bị chấp hành và các ống dẫn dầu là đã có ngay 1 hệ thống thủy lực hiệu quả.
Có một số người nhầm lẫn giữa bộ nguồn với bơm nhất là những bộ nguồn có kích thước nhỏ. Điều này hoàn toàn không chính xác vì trong mỗi bộ nguồn sẽ có 1 máy bơm.
Không giống với trạm nguồn khí nén được nhập khẩu nguyên bộ, trạm nguồn thủy lực được lắp ráp, lựa chọn thiết bị theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên việc chọn lựa cần được tính toán, cân nhắc kỹ càng. Giá trạm nguồn thủy lực sẽ phụ thuộc vào kích cỡ, công suất và chất lượng của các thiết bị thành phần.
Cấu tạo bộ nguồn thủy lực
Cấu tạo bộ nguồn thủy lực gồm nhiều thiết bị như:
Thùng dầu thủy lực
Trong tổng thể trạm nguồn thủy lực thì thùng dầu là một bộ phận có kích thước lớn nhất, nặng nhất. Chức năng chính của thùng dầu đó là chứa dầu, dự trữ nguồn chất lỏng cần để hệ thống hoạt động. Bên cạnh đó, thùng dầu còn dùng để gá, gắn các bộ phận khác của trạm nguồn như bơm, van, motor dầu. Một số thùng dầu còn thực hiện việc phân tách khí ra khỏi dầu, giữ lại các chất bẩn có trong dầu, giải nhiệt dầu thủy lực sau khi làm việc…
Khi chọn thùng dầu thủy lực thì điều mà khách hàng quan tâm đó là kích thước của thùng. Chiều rộng, chiều cao, chiều dài của thùng hợp lý thì việc tản nhiệt dầu, chống sủi bọt tốt hơn. Những yếu tố tác động đến việc tính toán kích thước đó là: thể tích của dầu, mức dầu tối thiểu, nhiệt độ của dầu, kích thước của không gian lắp.
Kích thước của thùng dầu phải phù hợp vì nếu nhỏ quá sẽ không chứa đủ lượng dầu, nhớt cần. Nếu quá to thì sẽ dẫn đến lãng phí, cồng kềnh.
Người ta sẽ dựa trên 2 tiêu chí đó là: tốc độ tản nhiệt và thể tích của dầu để đánh giá thùng dầu có đạt tiêu chuẩn làm việc của hệ thống hay không?
Thông thường các thùng dầu sẽ được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật, hình hộp vuông với chất liệu là nhôm, thép, inox 304…Thùng dầu phải được gia công tỉ mỉ, có độ cứng cáp nhất định và chống ăn mòn.
Bơm thủy lực
Trong bộ nguồn bơm thủy lực, bơm thủy lực đóng vai trò như là một trái tim. Nhiệm vụ của nó là hút và đẩy chất lỏng từ thùng chứa đến các thiết bị theo yêu cầu, đảm bảo công suất và lưu lượng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bơm với tên gọi, kiểu dáng, model, công suất khác nhau nhưng chúng tôi phân chia thành 3 nhóm chính:
Bơm bánh răng
Bơm bánh răng chủ động, bơm bánh răng bị động hoạt động nhờ vào sự ăn khớp của các bánh răng để đưa chất lỏng từ khoang hút sáng khoang đẩy. Bơm được nhiều khách hàng đánh giá tốt khi dùng cho những hệ thống mà áp suất, lưu lượng từ thấp đến trung bình nhưng lại đều. Khi vận hành, bơm cho tiếng ồn nhỏ.
Bơm cánh gạt
Đây là loại bơm thích hợp dùng cho hệ thống yêu cầu lưu lượng cao nhưng áp suất thấp. Bơm hoạt động nhờ vào sự quay của các bàn phẳng (cánh gạt). Mỗi bơm sẽ có số lượng bàn phẳng từ 8-14.
Bơm được phân chia thành 2 loại đó là bơm cánh gạt đơn và bơm cánh gạt kép. Hoạt động hút đẩy dầu nhờ vào việc tăng giảm áp suất một cách luân phiên.
Bơm piston
Ưu điểm của loại bơm này khi dùng trong trạm nguồn thủy lực đó là: Lưu lượng bơm dầu cao, áp suất lớn và độ bền đạt tiêu chuẩn. Các loại bơm piston đó là: bơm piston hướng kính, bơm piston hướng trục.
Ưu điểm của bơm piston này đó là: Tuổi thọ làm việc cao, bảo đảm hiệu suất thể tích tốt. Bơm có thể làm việc ở chế độ năng nhọc, lưu lượng có thể điều chỉnh.
Tuy nhiên, giá thành của bơm khá cao là điều mà khách hàng cần cân nhắc khi có nhu cầu.
Động cơ điện (Motor)
Động cơ điện hay motor sẽ thực hiện việc chuyển đổi điện năng từ nguồn cấp thành cơ năng quay của trục bơm.
Hiện nay, motor thủy lực được phân chia thành nhiều loại nhưng được chọn để lắp cho các bộ nguồn thủy lực áp cao đó là motor 2 chiều. Tiêu chí để đánh giá đâu là motor thích hợp mà bạn đang tìm kiếm sẽ là: áp suất min- max, làm việc của hệ thống và lưu lượng của bơm.
Van thủy lực
Van là thiết bị cơ cấu của bộ nguồn. Tùy theo loại van mà chức năng của van có thể thay đổi. Khách hàng sẽ dựa trên nhiệm vụ, vị trí lắp, cỡ size và một số thông số để lựa chọn đâu là loại van có thể đáp ứng được nhu cầu của một bộ nguồn.
Chúng tôi sẽ liệt kê một số loại van cơ bản, thông dụng với các bộ nguồn như:
+ Van gạt tay thủy lực
Chức năng của van đó là đóng mở, phân phối dòng dầu thủy lực nhằm cung cấp kịp thời cho xi lanh. Hoạt động của van nhờ vào lực tác động của tay vào các cần gạt
+ Van dầu điều khiển điện
Van sẽ có cấu tạo gồm thân van và coil điện. Tùy vào van mà số lượng coil điện sẽ là 1 hoặc 2. Chức năng van tương tự như với van gạt tay nhưng nó có thể hoạt động tự động, phù hợp với những bộ nguồn công suất lớn, hoạt động liên tục, ít sử dụng sức người và tiết kiệm thời gian tối đa.
+ Van một chiều chỉ dòng dầu đi theo 1 chiều duy nhất, ngăn chặn việc dầu chảy ngược về bơm, hạn chế rò rỉ trên đường ống.
+ Van tiết lưu thủy lực: Sử dụng để điều chỉnh lưu lượng của dòng dầu qua van. Từ đó, khách hàng có thể điều khiển dễ dàng tốc độ của chấp hành.
+ Van chống lún: Van thủy lực loại này có chức năng chống tụt, chống lún, chống trôi xi lanh khi bơm bắt đầu hoạt động.
+ Van an toàn: Đây là loại van bảo vệ hệ thống khi nó luôn đảm bảo áp suất mạch ở mức cho phép. Nếu áp suất quá cao, van sẽ mở để dầu chảy về thùng chứa còn ở trạng thái bình thường thì van sẽ đóng cửa. Nó được dùng như một van điều chỉnh áp suất.
Ngoài ra còn một số van khác như: Van khóa đồng hồ, van chỉnh áp, van giảm áp suất, van chỉnh lưu lượng…
Bộ lọc hồi
Khi mới sử dụng, dầu thủy lực luôn có chất lượng cao tuy nhiên sau một thời gian thì dầu sẽ bị oxi hóa và lẫn với các tạp chất như: bụi bẩn, nước, hạt kim loại…gây nguy hại cho các thiết bị như oxi hóa, tăng tốc độ ăn mòn, kẹt van, rò rỉ chất lỏng.
Độ sạch của dầu thủy lực sẽ phụ thuộc nhiều vào chất liệu lõi lọc và kích thước lỗ lọc. Nếu lỗ lọc càng bé thì độ sạch của dầu sẽ càng cao.
Lọc dầu được thiết kế lắp đặt tại thùng chứa để sau khi dầu truyền áp lực cho chấp hành thì sẽ trở về đây sẽ lọc hồi dầu, loại bỏ cặn bẩn và tái sử dụng cho chu kỳ tiếp theo.
Hệ thống làm mát
Không chỉ với bộ nguồn mà với cả hệ thống thủy lực thì hệ thống làm mát đóng vai trò quan trọng. Vì nhiệt độ dầu cao sẽ dẫn đến tình trạng: dầu bị loãng, bị oxi hóa khiến tính chất của dầu bị biến đổi. Nó sẽ ăn mòn các chi tiết làm kín, hư hỏng thiết bị và gây rò rỉ lưu chất, áp suất.
Nếu các bạn tìm kiếm thông tin sẽ thấy một bài viết riêng của chúng tôi về bộ làm mát dầu thủy lực. Nó sẽ bao gồm bộ giải nhiệt bằng nước và bộ giải nhiệt bằng khí.
Sau khi kết thúc chu trình làm việc, dầu sẽ chảy về thùng chứa, tại đây quạt hay OR sẽ tản nhiệt để dầu có nhiệt độ ổn định trước khi tái sử dụng ở chu kỳ tiếp theo.
Bộ giải nhiệt bằng khí hay còn gọi là quạt tản nhiệt thì được nhiều khách hàng lựa chọn để lắp đặt cho bộ nguồn hơn. Sử dụng quạt bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, đảm bảo hiệu suất cao mặc dù chế độ làm việc liên tục. Thời gian vận hành kéo dài, thời gian tắt máy và nghỉ bị rút ngắn. Nó thích hợp với mọi bộ nguồn.
Giải nhiệt dầu bằng nước (OR) sẽ là lựa chọn khi bộ nguồn đang sử dụng có công suất lớn, nhiệt độ dầu cao trên 60 độ C. Khách hàng có thể sử dụng nước muối, nước lọc để làm mát. Thiết bị này rất phù hợp với khí hậu và đặc điểm thời tiết của Việt Nam.
Các thiết bị khác
Mỗi bộ nguồn sẽ có những yêu cầu khác nhau nên việc lựa chọn các thiết bị khác cũng có sự thay đổi: Ống dầu thủy lực, thước nhớt, đồng hồ đo áp suất, van khóa đồng hồ, cut nối, đế van, nắp thùng dầu, khớp nối… Trong đó, khi chọn đồng hồ đo áp suất, khách hàng nên chọn thang đo, kích thước mặt đồng hồ, kiểu chân lắp phù hợp nhất.
Quy trình vận hành của bộ nguồn thủy lực
Khi chúng ta kết nối nguồn điện để bộ nguồn thủy lực hoạt động, role sẽ sẽ thực hiện việc cấp mà nối 2 tiếp điểm thường mở. Lúc này, động cơ thủy lực sẽ được cấp điện và hoạt động.
Động cơ sẽ biến chuyển dòng điện xoay chiều 220V được cấp thành cơ năng quay của trục bơm làm bơm hoạt động. Nếu là bơm bánh răng thì các bánh răng chủ động, bị động sẽ ăn khớp với nhau hoặc là các bàn phẳng gạt chất lỏng đối với bơm cánh gạt. Bơm sẽ hút dầu từ thùng chứa để đẩy đi với áp suất cao. Trong quá trình này, khách hàng có thể kiểm soát áp bằng đồng hồ đo áp và điều chỉnh bằng van kịp thời.
Mỗi loại bơm sẽ cung cấp mức áp, lưu lượng nhất định và dầu sẽ đi đến chấp hành: xi lanh, máy móc để thực hiện công việc.
Khi ta ngắt kết nối điện, các tiếp điểm đóng thì sẽ kéo theo động cơ thủy lực dừng hoạt động. Bơm sẽ ngừng việc hút, đẩy chất lỏng. Cơ cấu chấp hành mà cụ thể là xi lanh sẽ bị khóa ngay tại vị trí đó bằng van 1 chiều, van chống lún.
Đồng thời lúc này, điện được dẫn đến và tác động đến van dầu điều khiển điện năng. Coil sẽ sinh ra từ trường và tạo lực để tác động đến van điện làm cửa van mở. Dầu sẽ đi qua van tiết lưu rồi về thùng chứa. Tại đây, dầu sẽ được lọc sạch bằng thiết bị lọc hồi và tản nhiệt bằng quạt hay OR. Kết thúc chu kỳ làm việc của bộ nguồn và bắt đầu một chu kỳ mới.
Ưu điểm của bộ nguồn thủy lực
Việc ứng dụng ngày càng nhiều các bộ nguồn thủy lực cũng đã cho ta thấy được những điểm nổi bật của nó như:
+ Nếu cảm biến áp suất hay biến tần gặp sự cố hỏng hóc thì bộ nguồn vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc tốt, ổn định cho máy móc.
+ Với bộ nguồn, khách hàng có thể điều khiển được tần số quay từ đó kiểm soát và giảm điện năng tiêu thụ khoảng 40% so với lượng điện tiêu thụ khi vận hành hệ thống bình thường.
+ Bộ nguồn khi làm việc tạo tiếng ồn nhỏ, êm ái. Người điều khiển có thể chỉnh khối lượng xả ở một mức âm thanh nhất định.
+ Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho việc lắp ráp, di chuyển, sửa chữa.
+ Điều khiển bộ nguồn chỉ với vài thao tác điều khiển, không phức tạp, dễ nắm bắt.
+ Điều chỉnh vận tốc của xi lanh rất dễ dàng.
Ứng dụng của bộ nguồn thủy lực
Bộ nguồn thủy lực là thiết bị được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong công nghiệp sản xuất, chế biến mà còn trong nông nghiệp, thủ công nghiệp…
Bộ nguồn dùng để phục vụ cho máy ép thủy lực, ép phế liệu, ép gỗ giấy, máy nghiền, máy kéo, máy cắt hay các bửng nâng, sàn nâng, đóng mở cửa đập, cửa thủy điện… phục vụ cho gia công cơ khí, luyện kim, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong đời sống hằng ngày, ta vẫn bắt gặp các bộ nguồn này trong các máy sửa đường, máy móc nông nghiệp, máy xúc đất, máy đào đường, máy ép gạch… phục vụ trong nông nghiệp, các công trình xây dựng, giao thông.
Báo giá bộ nguồn thủy lực nhanh chóng
Miền Trung nước ta là vùng có nhiều điều kiện để khai thác và phát triển công nghiệp sản xuất, chế tạo. Với tiềm năng mạnh mẽ, những chính sách khuyến khích hợp lý đã góp phần đưa công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
Việc sử dụng thiết bị, máy móc thủy lực đã giúp con người có thể tăng năng suất và sản lượng thành phẩm. Trong đó, chúng ta phải kể đến sự quan trọng, cần thiết và thông dụng của bộ nguồn thủy lực.
Nếu các khách hàng có nhu cầu được đặt hàng và tư vấn thông tin cũng như tìm hiểu loại bộ nguồn thủy lực nào, công suất bao nhiêu là phù hợp để có thể cung cấp năng lượng cho chấp hành: xi lanh, động cơ thì có thể liên hệ ngay với Công ty TNHH Kỹ Thuật Điện – Thiết Bị Kỹ Thuật Bình Định.
Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, trình độ cao và tích lũy nhiều năm kinh nghiệm, cửa hàng đảm bảo sự chính xác, tiết kiệm nhất khi thực hiện lên bản vẽ, tính toán thông số, thiết kế và thi công bộ nguồn cho khách.
Các thiết bị thành phần như: van, xi lanh, bộ lọc, thùng chứa, bộ làm mát, động cơ, bơm thủy lực và phụ kiện trong bộ nguồn hoàn chỉnh do cửa hàng cung cấp đều đến từ những hãng sản xuất lớn và tên tuổi như: HDX, Saintfon, Yuken, Libo, Yuci Yuken, Besko, Rexroth, Cesko, Nachi…
+ Hotline: Di động 0982.434.694 hoặc 0918.434.694. Nhân viên kinh doanh của cửa hàng sẽ trao đổi thông tin cần thiết và báo giá bộ nguồn thủy lực nhanh cho bạn nhé.
+ Hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ quen thuộc: 28/11 Trần Quốc Toản, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định để có thể trao đổi, tư vấn, xem hàng trực tiếp.
Ngoài bộ nguồn thủy lực, cửa hàng còn chuyên cung cấp sỉ và lẻ các thiết bị thủy lực như: Bơm cánh gạt, bơm thủy lực, co nối, xi lanh dầu vuông, xi lanh dầu tròn, van, khóa đồng hồ, lọc dầu, thước nhớt, thùng dầu hay các thiết bị lái thủy lực…
Dù đặt và mua hàng trực tiếp hay online thì chúng tôi đều cam kết giá bộ nguồn thủy lực bán ra thấp nhất, thiết bị thành phần chính hãng 100%, chế độ hậu mãi hấp dẫn như bảo hành lâu dài từ 6-12 tháng, hỗ trợ lắp đặt, tư vấn nhiệt tình, nhận sửa chữa khi gặp sự cố hỏng hóc.
Đặc biệt hơn với khách hàng ở xa, chúng tôi giao hàng qua các công ty vận chuyển, nhà xe uy tín để đến đúng địa chỉ, đúng với thời gian đã trao đổi trên hợp đồng nên quý khách có thể hoàn toàn an tâm.
Hãy đến với cửa hàng để được mua hàng đúng giá và nhận được lợi ích tối đa nhé!