Van thủy lực là thành phần cơ bản của một hệ thống hay bộ nguồn chạy bằng dầu, nhớt, chất lỏng. Nếu khách hàng chọn được thiết bị tốt, phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao năng suất của hệ thống, tăng tuổi thọ, độ ổn định sản lượng và an toàn. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin về loại thiết bị này để bạn có thêm sự lựa chọn chính xác khi có nhu cầu mua mới, thay thế. Đừng bỏ lỡ mà hãy cập nhật nhanh những kiến thức cùng chúng tôi bạn nhé!
Van thủy lực là gì?
Hệ thống thủy lực là hệ thống truyền động dùng dầu thủy lực có áp suất cao, lưu lượng xác định. Nó được sử dụng rất nhiều trong các ngành cơ khí, chế tạo máy, lắp ráp, sản xuất hay gia công. Thủy lực còn được sử dụng cho vận tải hàng hóa, khai thác hầm mỏ, thủy điện, nhiệt điện…
Để hình thành nên 1 hệ thống như vậy thì chúng ta cần phải có rất nhiều thiết bị được kết nối với nhau bằng ống dẫn dầu và trong đó van thủy lực chính là thành phần cơ bản nhất. Nó xuất hiện trong mọi hệ thống với các quy mô từ nhỏ đến lớn.
Van dùng trong hệ thống thủy lực có rất nhiều loại. Mỗi loại lại có chức năng, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, trọng lượng khác nhau như: van 1chiều thủy lực, van an toàn thủy lực, van chỉnh áp, van giảm áp thủy lực, van gạt tay, van thủy lực điện từ, van khóa đồng hồ, van tiết lưu thủy lực 1 chiều, van chống lún, van tràn thủy lực…
Tất cả các van thủy lực đều thực hiện nhiệm vụ đóng mở điều khiển, phân phối, cung cấp dầu thủy lực có áp để đáp ứng yêu cầu hoạt động của các thiết bị khác trong hệ thống như: Bơm, xi lanh dầu, bộ lọc hồi, OR giải nhiệt, motor… Bên cạnh việc cung cấp thì nó còn kiểm soát lưu lượng, áp suất của dòng dầu nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Dòng lưu chất đi qua van có thể bao gồm: dầu, nước, hóa chất, cao su, nhớt… Trên hệ thống, van được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau như tại nguồn, bơm hay xi lanh, thùng chứa…tùy thuộc vào nhu cầu thực tế mà khách có thể bố trí, sắp xếp van sao cho hợp lý. Số lượng van thủy lực trong hệ thống cũng sẽ không giống nhau giữa các hệ thống có thể một vài hoặc hàng chục van.
Hầu hết các hãng sản xuất đều chọn lựa những chất liệu có độ chống ăn mòn, oxi hóa tốt như: inox, thép, nhôm, sắt mạ, đồng… để chế tạo van nhằm giúp tăng tuổi thọ và độ bền của thiết bị từ đó tiết kiệm chi phí nên khách cần lựa chọn van chính hãng, chất lượng cao.
Các loại van thủy lực
Nhu cầu sử dụng của van thủy lực với nhiều ứng dụng khác nhau chính vì vậy mà tất cả các hãng sản xuất đều nghiên cứu và cung cấp những thiết bị van đa dạng. Nếu tìm kiếm trên thị trường về van thì có hàng ngàn kết quả và điều này sẽ khiến hầu hết các khách hàng cảm thấy băn khoăn lo lắng. Theo chúng tôi, người ta phân chia van thành 3 nhóm chính đó là: van điều khiển hướng dầu, van điều khiển áp suất, van điều khiển lưu lượng. Việc phân chia này vô cùng hữu ích nhất cho những khách hàng khi mới tiếp cận hoặc đang có nhu cầu tìm mua.
Van điều khiển hướng (Directional control valves)
Van điều khiển hướng hay còn gọi là Directional control valves hay van dẫn hướng, van phân phối là nhóm van thủy lực thông dụng nhất. Tên gọi của nhóm va cũng cho chúng ta biết được chức năng cơ bản của nó là điều khiển chuyển động hướng dầu, phân phối dòng dầu theo yêu cầu.
Van 1 chiều thủy lực
Van thủy lực 1 chiều là thiết bị để lắp đặt trên các đường ống dầu, ống type cứng. Nó chuyên dùng cho những bình chứa dầu, thùng dầu, máy bơm hay các mạch thủy lực cung cấp, hệ thống hơi nước, hệ thống thông gió, xử lý chất thải, điều hòa không khí…
Chức năng của loại van thủy lực một chiều đó là bảo vệ khi chỉ cho phép dòng chất đi theo 1 chiều duy nhất, ngăn cản hiệu quả dầu, nhớt, hóa chất chảy ngược về bơm hay nguồn gây hư hỏng hoặc tắc nghẽn.
Ngoài ra, khi con người cần thiết bị giúp hạn chế rò rỉ chất, áp suất trên đường ống khi có sự cố, hỏng hóc xảy ra thì van 1 chiều chính là sự lựa chọn đơn giản, tiết kiệm và hoàn hảo nhất.
Nếu lắp van một chiều thì nó sẽ đảm bảo chế độ hoạt động đúng chuẩn của một hệ thống. Chúng ta có thể đơn giản như: Một hệ thống thủy lực cần lắp nhiều bơm dầu song song với nhau. Nếu tại 1 máy bơm bị tụt áp suất mà không có van 1 chiều thì dòng chất lỏng ngảy ngược về bơm. Điều này sẽ gây hại cho hệ thống nên để phòng ngừa tình trạng này, chuyên gia kỹ thuật thường khuyên lắp đặt thêm 1 một van một chiều tại cửa đẩy của bơm.
Cấu tạo của van 1 chiều sẽ bao gồm các chi tiết như: đối với van cửa xoay là phần tử trượt, đối với van 1 chiều dạng cửa xoay là dạng trượt, ngoài ra còn có mặt đến đỡ, then, lò xo…
Van trượt sẽ có cấu trúc đơn giản hơn so với van một chiều dạng xoay
Khi lắp đặt van thì chúng ta cần căn cứ trên vị trí lắp ví dụ như nếu là đường ống dẫn dầu ngang thì nên chọn van 1 chiều dạng trượt, van 1 chiều dạng cửa thì có thể lắp cho cả ống dầu nằm ngang và ống dầu dọc.
Van thủy lực 5/3
Van thủy lực 5/3 điện từ là một loại van phân phối dòng dầu thông dụng trong các hệ thống truyền động hiện nay. Nó chuyên dùng cho những xi lanh dầu 2 chiều, xi lanh kép. Cấu trúc của van với 5 cửa van và 3 vị trí làm việc. 5 cửa bao gồm: 1 cửa vào, 2 cửa xả, 2 cửa làm việc. 3 vị trí vn bao gồm: trái, phải, giữa. Tùy vào việc cấp điện vào coil van mà lượng dầu sẽ phân phối tại cửa van, tạo các chuyển động tiến, lùi, đứng yên của xi lanh.
Van thủy lực 5/2
Van thủy lực 5/2 là thiết bị giúp thay đổi hướng, dòng dầu qua van. Van có 1 cửa vào (cửa 1), 2 cửa làm việc, 2 cửa xả (cửa 3, 5) và 2 vị trí việc làm (cửa 2, 4).
Ở trạng thái bình thường, cửa 1 sẽ thông với số 2, cửa số 4 thông với cửa 5 và van đóng. Khi có điện vào, cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông cửa 3, cửa 5 bị chặn lại.
Van thủy lực 4/3
Van phân phối thủy lực 4/3 chính là loại van được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chức năng của van đó là điều khiển hướng, dòng dầu vào các khoang trái, phải của xi lanh nhằm phục vụ cho mục đích công việc.
Số cửa van là 4 với 1 cửa vào, 2 cửa làm việc, 1 cửa xả. Tùy thuộc vào sự dịch chuyển của lõi van vào các vị trí: Trái, phải, giữa mà dầu sẽ đi đến các cửa làm việc hay xả…
Hầu hết các van 4/3 đều điều khiển bằng điện để tự đông hóa hệ thống khi làm việc. Van có 2 đầu điện. Đầu điện có vỏ nhựa và lõi dây đồng chính là bộ phận sinh từ trường cho van.
Trạng thái khi lõi ở chính giữa là trạng thái bình thường. Lò xo sẽ đẩy lõi về vị trí trung gian, lúc này. Dầu sẽ không được cấp cho xi lanh hoặc chảy về thùng. Xi lanh sẽ không chuyển động.
Nếu lõi van ở vị trí trái hoặc phải, cửa van sẽ thông với nhau. Dầu sẽ được cấp vào xi lanh. Sau khi kết thúc chu trình, dầu sẽ được xả qua van về thùng dầu.
Van thủy lực 4/2
Tương tự như với các van thủy lực khác, van 4/2 co 2 vị trí và 4 cửa van.1 cửa van vào, 2 cửa làm việc, 1 cửa xả. Van thủy lực 4/2 là van tác dụng đơn nên thường dùng điều khiển xi lanh đơn.
Van thủy lực 3/2
Van điều khiển thủy lực 3/2 là loại van có 2 vị trí và 3 cửa van lần lượt là: cửa vào, cửa làm việc, cửa xả. Nếu muốn điều khiển xi lanh đơn, xi lanh dầu 1 chiều thì người ta thường sử dụng van 3/2.
Ở trạng thái ban đầu, cửa xả thông với cửa làm việc, cửa vào đóng. Khi điện năng cung cấp, cửa vào thông với cửa làm việc, cửa xả đóng.
Van điều khiển áp suất (Pressure controls valves)
Van an toàn thủy lực
Van an toàn thủy lực là một trong những van tiêu biểu của nhóm van áp suất. Nó thực hiện nhiệm vụ là bảo vệ mạch thủy lực khỏi sự tăng áp suất vượt giá trị định mức của hệ thống.
Trong quá trình làm việc, nếu áp suất của hệ thống vượt khỏi mức áp an toàn, đã được cài đặt ban đầu thì van an toàn sẽ hoạt động. Nó mở cửa để chất lỏng có thể chảy qua van và về thùng chứa dầu nhằm hạ áp.
Ở trạng thái hoạt động bình thường thì van an toàn sẽ luôn luôn đóng. Khi và chỉ khi áp tăng thì van mới mở cửa nhằm giảm áp lực một cách kịp thời.
Van cân bằng thủy lực
Để có thể điều chỉnh áp suất trong mạch thủy lực một cách dễ dàng hơn thì khách có thể sử dụng van cân bằng thủy lực.
Khi bạn cần ổn định áp suất trong mạch thủy lực thì sử dụng van cân bằng. Chức năng của nó đó là tạo nên một đối trọng với tải trọng. Van sẽ tạo ra một áp suất cân bằng với tải trọng vì ảnh hưởng trọng lượng mà đã không cho dịch chuyển.
Với van cân bằng, áp suất mà chúng ta thiết lập bằng từ 1-3 lần áp lực do tải trọng gây ra.
Có 2 loại van cân bằng thủy lực đó là van cân bằng kiểu bình thường, van cân bằng có điều khiển.
Van tuần tự thủy lực
Van tuần tự thủy lực có thiết kế, chức năng đặc biệt. Khi hệ thống hoạt động, chúng ta phải cài một mức áp suất nhất định. Khi đến mức áp đó, van sẽ mở và cho phép dầu vào hệ thống thứ cấp. Nhìn chung, hoạt động của van sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cơ cấu tác động khi áp đạt mức cài đặt.
Chức năng của van đó là giúp hệ thống hoạt động theo 1 trình tự nhất định: trước, sau. Đặc điểm của van này là có thể điều chỉnh được áp suất trong mạch. Cấu tạo của van bao gồm các chi tiết sau: vít điều chỉnh, cửa dầu vào, bi trụ, cửa dầu ra, lò xo, con trượt.
Van giảm áp thủy lực
Van giảm áp thủy lực là thiết bị đơn giản. Nó hoạt động theo nguyên tắc áp suất cửa ra của van luôn luôn nhỏ hơn áp suất trước khi đi vào cửa van.
Van giảm áp thực hiện chức năng là giảm áp suất của hệ thống đến mức cần thiết. Để hạ áp suất hệ thống có hai cách đó là: Hạ áp suất bơm hoặc là dùng van giảm áp. Vì cả một hệ thống nhiều thiết bị chấp hành, cơ cấu hoạt động cần hoạt động ở nhiều mức áp suất khác nhau. Nếu dùng hạ áp suất bơm thì sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều thiết bị phần tử nên dùng van hạ áp là lựa chọn thích hợp nhất.
Van điều khiển dòng chảy (Van tiết lưu thủy lực – Flow control valves)
Van điều khiển dòng chảy hay còn gọi là van tiết lưu thủy lực. Nó rất da dạng với van tiết lưu chảy tầng, van tiết lưu chảy rối, van tiết lưu điều chỉnh được, van tiết lưu không điều chỉnh được, van tiết lưu thủy lực 1 chiều…
Chức năng của van chính của van tiết lưu đó là điều chỉnh lưu lượng của dòng chất. Thông qua đó, khách hàng dễ dàng điều chỉnh được tốc độ của xi lanh hay động cơ (gọi chung là thiết bị chấp hành) nhanh hơn hoặc chậm hơn theo yêu cầu.
Vị trí lắp đặt van khá linh động khí có thể ở tại đường dầu vào hoặc đường dầu ra của chấp hành.
Nguyên lý làm việc của van đó là: Lưu lượng của dòng dầu qua van phụ thuộc hoàn toàn vào tiết diện van. Nếu tiết diện nhỏ thì lưu lượng bé, ngược lại nếu tiết diện lớn thì lưu lượng cao. Thực chất đó là quan hệ giữa tổn thất áp suất và lưu lượng. Khi tiết diện van bé, chênh lệch áp suất lớn và lưu lượng dầu qua van sẽ càng nhỏ đi.
Ngoài ra, chúng ta còn có các loại van thủy lực khác như:
+ Van xả tràn: Đây là van thuộc nhóm van áp suất. Điểm đặc biệt của thiết bị này đó là: Van luôn mở để dòng dầu luôn luôn chảy về bồn chứa nhằm đảm bảo giữ áp suất không đổi ở đầu vào của van. Trong hệ thống thủy lực có van tiết lưu thì van tràn là thiết bị bắt buộc.
Thông thường người ta thường lắp van tràn song song với vị trí của bơm thủy lực
+ Van khóa đồng hồ: Van khóa đồng hồ thực hiện chức năng là bảo vệ thiết bị hiển thị áp suất. Ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Khi cần xem áp suất hoạt động thì sẽ mở van để dầu có áp suất tác động đến đồng hồ.
+ Van chống lún thủy lực: Van chống lún hay còn gọi là van chống trôi, chống tụt. Chức năng của van đó là chống tụt, chống xê dịch xi lanh, giữ chấp hành tại nguyên vị trí khi bơm dầu bắt đầu hoạt động.
Cách chọn van thủy lực
Chắc hẳn, khách hàng sẽ rất đau đâu để lựa chọn van thủy lực sao cho vừa đáp ứng được tất cả yêu cầu thông số, đặc điểm làm việc vừa tiết kiệm chi phí, vừa nhanh chóng lại đảm bảo chất lượng.
Và tất nhiên chúng tôi sẽ đưa ra những kinh nghiệm được tổng hợp trong cách chọn van, quý khách có thể tham khảo:
+ Xác định loại van cần sử dụng
Đây là một bước rất quan trọng vì nó ảnh hướng đến hiệu quả của cả hệ thống làm việc. Đó là loại van an toàn hay van giảm áp, van một chiều, van xả tràn. Tất cả loại van chính hãng đều có tên hoặc ký hiệu được in, khắc trên nhãn hoặc thân van rõ ràng. Khách nên xác định kiểu điều khiển van cho phù hợp như van điều khiển bằng tay hay bằng điện.
Nếu hệ thống có công suất thấp, tần suất hoạt động không cao thì khách có thể chọn van cơ, van thủy lực điều khiển bằng tay. Hoạt động của van cơ thông qua việc gạt cần, đạp chân. Trong khi đó, van dầu thủy lực điện từ sẽ tối ưu hóa cho hệ thống, thích hợp cho những hệ thống có công suất lớn, tần số hoạt động liên tục. Đặc biệt hơn, khách hàng có thể sử dụng những thiết bị như cảm biến, timer để có van tự động làm việc theo các chế độ cài đặt sẵn.
+ Điều mà khách cần phải lưu tâm thứ 2 đó là: Áp suất làm việc của van, áp suất phá hủy của van. Để xác định thông số này, khách cần phải dựa trên mức áp của hệ thống. Áp suất của van được chọn thường phải cao hơn so với áp hệ thống. Điều này đảm bảo cho hoạt động ổn định chung.
+ Tiếp theo là kích thước của van.
Kích thước van sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng dòng dầu qua van. Nếu kích thước van lớn thì lưu lượng qua van lớn và ngược lại.
Để có thể biết được lưu lượng cũng như kích thước van thì khách hàng dựa trên thông số đó là vận tốc của chấp hành mà cụ thể là xi lanh. Các kích thước van thông dụng hiện nay đó là: 13, 17, 21, 27, 34, 49…
+ Cuối cùng là khách hàng cần lựa chọn hãng sản xuất và mức giá bán phù hợp.
Một số hãng sản xuất lớn, uy tín trên thị trường hiện nay được khách hàng công nhận như: HDX, Nachi, van Hydromax, van điện từ thủy lực Yuken, Besko, Rexroth, van thủy lực vickers…
Khách hàng có thể tham khảo các bảng giá van thủy lực Yuken, Saintfon, Danfoss… trước khi đưa ra quyết định để phù hợp với khả năng tài chính.
Chúng tôi hy vọng với bài viết này khách hàng đã trang bị được cho mình kiến thức nền van thủy lực cũng như hệ thống thủy lực để sử dụng.
Cửa hàng phân phối thiết bị khí nén, thủy lực, điện miền trung hiện đang cung cấp rất nhiều loại van thủy lực nói riêng và tất cả các thiết bị khí nén, tự động hóa, thủy lực uy tín, chất lượng, giá van thủy lực phải chăng.
Quý khách hàng có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh của cửa hàng qua số: 0982.434.694 và 0918.434.694 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ quen thuộc: Số 28/11 Trần Quốc Toản, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.