Bạn đang tìm hiểu thông tin về xi lanh khí nén và có nhu cầu muốn lắp đặt? Bạn đang cần một loại xi lanh khí nén 2 đầu phù hợp? Bạn muốn tính toán để chọn mua xi lanh chính xác. Đó cũng chính là thắc mắc của hàng trăm, hàng ngàn khách hàng đã gửi về cho chúng tôi mong tìm được câu trả lời. Chần chờ gì mà bạn không cùng khám phá trong bài chia sẻ hôm nay, hy vọng sẽ mang kiến thức hữu ích dành cho những người thực sự quan tâm.
Xi lanh khí nén là gì?
Trong hệ thống khí nén, bạn sẽ bắt gặp những thiết bị tịnh tiến ra vào với đủ kiểu dáng, kích thước, màu sắc. Người ta gọi đó là xi lanh khí nén.
Nó là thiết bị mà sử dụng lực nén của khí nén làm sức mạnh để chuyển động tuyến tính tới lui, qua lại. Trong hệ thống, xi lanh đóng vai trò quan trọng vì nó là chấp hành. Xi lanh biến đổi năng lượng của khí nén thành lực của đầu cần để tác dụng nén, ép, đẩy, kéo…
So với các thiết bị chấp hành khác, xi lanh khí có ưu điểm nổi bật hơn như: Tốc độ nhanh, sạch sẽ, dễ dàng tịnh tiến, chịu tải tốt và giá thành phải chăng. Và cũng vì những lý do này mà ngày càng có nhiều người chuyển đổi sử dụng hệ thống khí nén không chỉ trong sản xuất mà còn trong lĩnh vực đời sống.
Cấu tạo xi lanh khí nén
Một xi lanh khí nén đơn thuần sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận sau: Vỏ thân trụ, nòng xi lanh, ty xi lanh, lỗ cấp khí vào, lỗ thoát khí ra, các gioăng phớt làm kín. Xi lanh được phân chia thành 3 phần: Đỉnh xi lanh, đầu xi lanh, thân xi lanh. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt cũng như yêu cầu khi vận hành mà xi lanh có thể đi kèm với đế LA, LB, CA, CB hay các đầu I, đầu Y, mắt trâu, đầu lắc.
Do xi lanh thực hiện những công việc nặng nhọc và trong những môi trường đặc thù nên điều mà khách hàng cần phải chú ý đó là chất liệu sản xuất. Thông thường, xi lanh khí sẽ được làm bằng thép không gỉ hoặc inox vì vừa tạo độ cứng cáp lại bền chắc, không oxi hóa, ăn mòn.
Xi lanh được thiết kế theo tiêu chuẩn của Châu Âu nên phù hợp với tất cả máy móc của nhà máy. Bên cạnh đó, các chi tiết được gia công tinh xảo và tỉ mỉ.
Hoạt động của xi lanh khí nén
Có rất nhiều dạng thiết bị truyền động như: Xi lanh lồng, xi lanh không trục, xi lanh cơ hoành… nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng xi lanh có ty, nòng dạng hình trụ và khép kín.
Xi lanh khí nén đơn hay xi lanh kép đều hoạt động theo một chu trình nhất định. Sau khi đã hoàn thành việc lắp và đấu nối xi lanh vào hệ thống thì khí nén sẽ được dẫn thông qua ống hơi đi vào xi lanh. Không gian bên trong của xi lanh bị giới hạn bởi nòng. Khí tiếp tục tăng dần và chiếm lấy không gian bên trong và buộc ty xi lanh phải di chuyển tịnh tiến tới lui theo sự điều khiển lượng khí của van điện từ bên ngoài. Khi kết thúc chu trình, khí nén sẽ xả ra môi trường bên ngoài và xi lanh về lại trạng thái ban đầu.
Hoạt động điều khiển xi lanh còn có sự tham gia của các cảm biến hành trình, cảm biến tiệm cận để phục vụ cho nhu cầu tự động hóa sản xuất.
Chức năng của xi lanh khí nén
Chức năng chung của một xi lanh khí nén đó là: Biến đổi nguồn năng lượng khí nén thành động năng để thực hiện những nhiệm vụ: ép, nén, đẩy… Tùy thuộc vào từng loại máy móc mà chức năng cụ thể của xi lanh có thể thay đổi.
Phân loại xi lanh khí nén
Bạn thử thực hiện 1 phép tìm kiếm xi lanh khí nén trên thị trường thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ đã có hàng trăm loại xi lanh với tên gọi khác nhau. Điều đó là một con dao hai lưỡi khi giúp con người có sự lựa chọn đa dạng hơn nhưng cũng khiến sự phân vân, lo lắng gia tăng. Chúng tôi phân xi lanh thành 2 loại chính: Xi lanh đơn và xi lanh kép.
Xi lanh khí nén tác động đơn
xi lanh khí nén tác động đơn hay còn được gọi là ben hơn đơn, xi lanh khí một chiều. Loại xi lanh này sử dụng lực nén của khí nén để ty có thể dịch chuyển theo 1 hướng nhất định thường là từ trong ra ngoài. Xi lanh đơn hồi về vị trí ban đầu dựa vào một lò xo được cấu tạo bên trong.
Riêng đối với thiết bị này, khí nén được dùng để sinh công lực ở 1 phía của ty. Sau khi kết thúc chu kỳ làm việc, ty sẽ lùi về bằng lực phản của vật hoặc lực đàn hồi lò xo.
Nếu nhìn kỹ trên thân của xi lanh đơn sẽ có 1 lỗ và đó chính là cửa cấp khí và cửa xả khí của xi lanh. Khi lắp xi lanh đơn thì người ta sẽ sử dụng van điều khiển khí có cấu tạo, hoạt động đơn giản ví dụ như van điện từ 3/2, van gạt tay 3/2.
Khi chúng ta cấp khí tại cửa vào của xi lanh, lượng khí tăng lên và chiếm lấy toàn bộ không gian bên trong của xi lanh. Nó buộc ty phải di chuyển ra bên ngoài để sinh công, lực tác dụng. Tốc độ xi lanh sẽ phụ thuộc vào chất và lượng khí nén.
Xi lanh khí nén tác động kép (đôi)
Xi lanh khí nén tác động kép hay còn gọi là xi lanh hai chiều, gọi tắt là DAC. Nó sử dụng khí nén để ty đẩy ra và rút lại.
Trên thân xi lanh sẽ có 2 cửa gồm: 1 cửa khí vào cho hành trình đi ra, 1 cửa khí cho hành trình lùi về.
Xi lanh tác động kép đặc biệt hơn khi nó sinh ra công lực từ hai phía. Xi lanh có 2 lỗ trên thân để cấp nguồn khí nén vào bên trong khoang xi lanh. Khách hàng sẽ điều khiển, tốc độ của xi lanh dựa vào các loại van điện từ 5/3, 5/2, 4/2 loại 1 đầu điện hoặc loại 2 đầu điện.
Hiện nay, xi lanh 2 chiều dạng chính:
+ Xi lanh tác động 2 chiều không có đệm giảm chấn
+ Xi lanh tác động 2 chiều có cần piston 2 phía
Các loại xi lanh khí nén khác
Bên cạnh 2 dòng xi lanh chính thì người ta cũng có thể phân chia xi lanh theo các tiêu chí khác nhau:
+ Theo xuất xứ
Xi lanh khí nén Trung Quốc, Ấn Độ
Xi lanh khí nén Hàn Quốc, Nhật Bản
Xi lanh khí nén Đức, Nhật Bản
+ Theo hãng sản xuất có thương hiệu
Xi lanh khí nén smc, xi lanh airtac
Xi lanh khí nén tpc, xi lanh stnc
Xi lanh parker, xi lanh tpm
+ Theo loại xi lanh
Xi lanh xoay 180, xi lanh kẹp
Xi lanh không trục, xi lanh trượt khí nén
Xi lanh compact…
Mỗi loại xi lanh sẽ là mỗi đặc điểm riêng biệt để đáp ứng chức năng, công việc chuyên dụng. Chính vì thế mà việc cân nhắc để lựa chọn cần phải được chú ý.
Kích thước xi lanh khí nén
Kích thước của xi lanh khí nén sẽ quyết định đến khả năng phù hợp của xi lanh trong hệ thống. Thông số kích thước sẽ có hành trình xi lanh và đường kính trong.
Đường kính trong xi lanh phổ biến: 12,16, 20 25, 32, 40,50, 63, 80, 100, 125, 160, 200, 250, 320.
Hành trình thông dụng thường thấy của các xi lanh khí: 25, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800, 900, 1000.
Ngoài ra, chúng ta còn có xi lanh khí nén mini, xi lanh khí nén có kích thước khủng để lắp đặt trong những hệ thống đặc biệt.
Ứng dụng của xi lanh khí nén
Không chỉ riêng xi lanh mà cả hệ thống khí nén đều đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, chế biến, gia công của nước ta. Nó không chỉ giúp con người khai thác nguồn tài nguyên vô tận mà còn giúp mang lại sản lượng cao, năng suất tốt, an toàn với môi trường, giảm việc sử dụng sức người và rút ngắn thời gian sản xuất.
Cụ thể, xi lanh khí nén vuông, xi lanh khí nén tròn… được dùng trong công nghiệp lắp ráp ô tô, lắp ráp linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến gỗ. Trong các ngành công nghiệp nặng nhọc: sản xuất xi măng, cơ khí chế tạo máy, luyện kim, sản xuất giấy cũng sử dụng các loại xi lanh khí nén loại nhỏ, loại lớn.
Đặc biệt, những ngành cần vệ sinh cao, sạch sẽ, độ chính xác gần như tuyệt đối: công nghiệp hàng không, vũ trụ, sản xuất ro bot hay các dây chuyền chế biến nông lâm sản, đóng gói thực phẩm, sản xuất thuốc và thiết bị y tế…
Trong một số ứng dụng cuộc sống như: đóng mở cửa, chân chống xe hoặc máy ép phế liệu, sửa chữa ô tô, máy móc phục vụ cho công trường xây dựng, xi lanh khí được sử dụng.
Cách chọn mua và tính toán xi lanh khí nén?
Cách lựa chọn xi lanh khí nén
Có 3 điều mà chúng tôi muốn khách hàng lưu ý khi lựa chọn xi lanh khí nén để lắp mới hoặc thay thế:
+ Nên quan tâm đến thương hiệu xi lanh và nguồn gốc xuất xứ
Xi lanh được chọn phải có xuất xứ rõ ràng và có thương hiệu trên thị trường, uy tín và chất lượng đảm bảo với dòng cao cấp: Festo, Parker, SMC, STNC hay hàng giá bình dân: Airtac, PVN, TPM…
+ Xác định loại xi lanh phù hợp
Khách hàng cần tính lực xi lanh khí nén, xác định hành trình và đường kính một cách chính xác tuyệt đối, nhanh chóng.
Việc này giúp chúng ta có thể lắp xi lanh vào hệ thống thuận lợi và mang lại hiệu quả khi sử dụng
+ Phụ kiện dùng cho từng loại xi lanh
Phụ kiện có vai trò hỗ trợ để xi lanh tác dụng lực đúng và đủ theo yêu cầu, điều khiển xi lanh.
Cảm biến các loại hay còn gọi là sensoir
Co nối loại nhựa hoặc đồng với dạng chữ T, chữ X, chữ Y
Đầu lắc, mắt trâu, đầu Y
Đế xi lanh CA, CB, LA, LB
Cách tính toán xi lanh khí nén
Để có thể biết xi lanh khí nén nào đáp ứng được yêu cầu của hệ thống thì khách hàng hay các kỹ sư phải có sự tính toán
Công thức tính lực của xi lanh: F= P x A
Công thức tính đường kính: D = √(((F*4)/(p*π)) )
Công thức tính F tiến= p.{( π.D2):4}
Công thức tính F lui= p.{ π. [D2-d2]:4}
Trong đó:
F chính là lực xi lanh cần tác động, đơn vị là N
A là diện tích của piston trong xi lanh
D là đường kính ống xi lanh có đơn vị m, d là đường kính cần xi lanh đơn vị m
P là áp suất khí nén đơn vị kg/cm2
π là 3,14159265358…
Sau khi đã chọn được cho mình loại xi lanh khí nén phù hợp về đường kính, hành trình thì điều tiếp theo mà khách hàng cần chú ý đó là hãng sản xuất uy tín. Thông thường, chúng tôi đều khuyên khách hàng nên chọn: xi lanh khí nén airtac, xi lanh smc, xi lanh khí nén stnc, xi lanh festo, xi lanh parker, xi lanh khí nén hàn quốc…vì nó không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về thông số mà còn về chất lượng, giá thành và các chế độ bảo hành.
Địa chỉ cung cấp xi lanh khí nén chất lượng
Nhu cầu sử dụng xi lanh khí nén chất lượng cao trong thời gian gần đây đã đặt ra cho khách hàng yêu cầu cấp bách phải tìm được một địa chỉ phân phối nguồn hàng chính hãng, tốt, bền nhất để có thể ứng dụng ngay.
Tuy nhiên để tìm được một địa chỉ chuyên về các loại xi lanh khí nén, xi lanh hơi giá rẻ ở Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực Trung bộ – Tây Nguyên nói chung không phải là điều dễ dàng khi có đến hàng chục công ty, cửa hàng đang cạnh tranh mạnh mẽ.
Cửa hàng phân phối thiết bị khí nén, thủy lực, điện miền trung là một trong những nơi được rất nhiều khách hàng đánh giá tốt không chỉ về mặt đa dạng các loại: Xi lanh khí nén 1 chiều, xi lanh khí nén 2 chiều, xi lanh kẹp, xi lanh quay, xi lanh khí nén 2 ty… đến từ những thương hiệu nổi bật nhất hiện nay mà ta có thể kể tên đến như: SMC, Festo, STNC, Parker, Airtac…
Bên cạnh đó, cửa hàng còn nhận thiết kế, gia công xi lanh khí nén có kích cỡ đặc biệt để phù hợp với từng loại máy móc, hệ thống đang được sử dụng. Việc tính lực đẩy xi lanh khí nén hoặc cung cấp thông số kỹ thuật xi lanh khí nén được thực hiện chính xác, theo tiêu chuẩn kỹ thuật châu Âu nhằm đem đến thiết bị đáp ứng được yêu cầu cao của khách.
Để đáp ứng nhu cầu báo giá xi lanh khí nén nhanh gọn, chính xác, quý khách có thể nhấc điện thoại lên và quay số đường dây nóng: 0982.434.694 hoặc 0918.434.694.
Ngoài xi lanh khí nén giá rẻ thì cửa hàng còn có đầy đủ các loại van gạt tay, van khí, van điện từ, bộ lọc khí, điều áp, bình dầu, phụ kiện van, đế, ống hơi… tại địa chỉ: 28/11 Trần Quốc Toản, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Nếu bạn đang cần tìm nhưng câu hỏi ở đầu bài thì bạn đã tìm đúng nơi rồi đấy! Kết nối ngay hôm nay để nhận được tư vấn, hỗ trợ miễn phí nhé.