Các nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực thường gặp

Bơm thủy lực là thiết bị trung tâm, có vai trò rất quan trọng đối với việc hoạt động ổn định, hiệu quả của cả hệ thống. Nếu bơm gặp sự cố thì chắc chắn việc sản xuất, gia công, khai thác hay chế biến bị gián đoạn. Tìm hiểu các nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực là những kiến thức rất có ích đối với thợ kỹ thuật, người vận hành máy. Bây giờ, bạn cùng chúng tôi khám phá ngay các nguyên nhân hỏng bơm thủy lực trong bài chia sẻ này nhé.

hư hỏng bơm thủy lực

1. Trầy xước bề mặt làm việc trong bơm

Trầy xước sẽ làm bề mặt làm việc trong bơm bị hư hại nặng nề. Nguyên nhân chính để dẫn đến tình trạng này đó là do dầu thủy lực bị bẩn.

Các chất bẩn như: Ba dớ, bụi đất, cát, sợi ni lông, hạt kim loại, vụn giấy… có thể xuất hiện do dầu bẩn hoặc do hệ thống bẩn.

Một số hệ thống thủy lực khi đưa vào làm việc vẫn chưa được phun xịt, làm sạch kèm theo đó là quá trình lắp ráp, di chuyển khiến các chất bẩn rơi vào bơm. Với các xi lanh thủy lực, bể chứa dầu được gia công không cẩn thận thì các mạt sắt sẽ bong tróc, theo dòng dầu và chảy đi xuyên suốt hệ thống.

Dưới tác động của áp cao, ma sát của các thiết bị sẽ chà sát các tạp chất này lên bền mặt bơm và bắt đầu phá hủy.

Đầu tiên, các chất bẩn sẽ phá hủy lớp bề mặt đã được thấm kim loại màu, nhiệt luyện. Một khi mất đi lớp bề mặt thì chi tiết, bộ phận bơm sẽ bị hư hại nhanh chóng.

Khi vết xước nhiều lên, độ sâu cũng tăng lên thì rò rỉ dầu xuất hiện. Gioăng phớt cũng bị trầy xước nên bơm không còn kín như ban đầu mà rò rỉ dầu.

2. Bề mặt làm việc bơm bị mài mòn

Với bất kỳ bơm thủy lực nào có thời gian làm việc lâu dài thì cũng đều bị mài mòn. Riêng đối với các máy siêu trường, siêu trọng, hệ thống thủy lực khủng thì việc mài mòn bề mặt khá nghiêm trọng.

Bơm thủy lực làm việc sẽ sinh ra ma sát. Đối với bơm piston, ma sát của ống xi lanh và đầu piston. Với loại bơm áp cao, tốc độ vài nghìn vòng trên phút thì ăn mòn tại bề mặt bơm rất nguy hại. Đối với bơm nhông, bánh răng chủ động nhận momen từ trục và kéo theo bánh răng bị động quay, ma sát lúc này chính là ma sát của 2 bề mặt bánh răng.

Cũng vì vậy mà đa số các hãng Rexroth, Besko, Saintfon, HDX, Yuken, Nachi… luôn chú trọng đến chất liệu sản xuất. Thông thường, sản xuất bơm thường chọn vật liệu tốt, cứng cáp, bền bỉ, cơ tính cao, chống oxi hóa, ăn mòn tốt.

Độ cứng bề mặt hay nói cách khác là tính chống biến dạng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị chuyển động tịnh tiến, có ma sát lớn. Chính vì thế khi chọn bơm nên chọn những loại có vật liệu tốt, độ cứng cao.

mài mòn răng trong bơm bánh răng

3. Quá tải khiến bơm hư hại

Bơm hư hại do quá tải có thể là quá tải công suất, quá tải về nhiệt độ, thời gian làm việc. Vì thế khi chúng tôi tư vấn, thiết kế bộ nguồn thủy lực cho khách hàng đều chọn bơm có công suất tầm 70% – 80%.

Đặc biệt, không nên để bơm dầu hoạt động quá công suất thiết kế. Ví dụ như với hệ thống nâng hạ container có dùng bơm thủy lực, xi lanh thủy lực, khi bơm không cung cấp đủ dòng dầu có áp suất cao theo yêu cầu nâng, người dùng chủ quan không lắp van một chiều. Chắc chắn, hậu quả sẽ là bơm bị quay ngược lại, hư hỏng nặng nề do xuất hiện áp lực ngược từ phía tải.

Quá tải nhiệt độ hay thời gian làm việc là yếu tố thứ 2 khiến bơm bị hư hại. Với các máy móc, hệ thống phải làm việc với cường độ cao và tần suất liên tục,thời gian dài, quá trình làm mát dầu không đảm bảo sẽ khiến nhiệt độ dầu cao. Nhiệt cao là nguyên nhân làm hỏng phớt nhanh. Lúc này bơm sẽ không kín, rò rỉ dầu.

Như đã nói ở bài viết trước thì giữa vỏ bơm và đỉnh răng, giữa ống xi lanh và bề mặt piston luôn tồn tại một khe hở nhỏ. Chức năng của nó là hỗ trợ cho việc lắp ráp trong bơm, không làm trầy xước vỏ bơm, loại bỏ tốt ma sát giữa hai bề mặt làm việc. Điều này là vô cùng cần thiết nhất là khi bơm làm việc trong 1 thời gian dài, tốc độ quay đạt vài nghìn vòng trên phút.

Tuy nhiên, khe hở này lại đủ nhỏ để hạn chế rò rỉ, thất thoát dầu, áp suất.

Nhiệt độ dầu tăng cao quá mức sẽ làm giãn nở kim loại và khe hở này biến mất. Ma sát được sinh ra và ngày càng lớn dần theo sự gia tăng của nhiệt độ. Điều này nguy hại và đặc biệt hơn nếu dầu bẩn có hạt kim loại hoặc các sản phẩm của quá trình oxi hóa, mài mòn trong bơm thì bề mặt chi tiết, bộ phận trong bơm sẽ bị trầy xước, phá hủy nghiêm trọng.

Khi bơm hoạt động quá tải thì ngoài những hư hại trên còn có hỏng trục, gãy trục. Thông thường bơm hoạt động sẽ do động cơ điện kéo. Động cơ điện có công suất lớn kéo trục bơm, tải trọng lúc này vượt khỏi khả năng của bơm thì các momen trục động cơ cùng với áp lực dầu từ phía tải sẽ làm xoắn gãy trục nên khi sử dụng, khách hàng hết sức chú ý.

4. Do xâm thực

Tuy không phổ biến nhưng xâm thực là nguyên nhân hỏng bơm thủy lực nặng nề nhất. Xâm thực là gì? Đó là hiện tượng bề mặt kim loại của thiết bị bị các bọt khí có trong môi chất thủy lực phá hủy.

Có nhiều nguyên nhân để bọt khí này được hình thành trong chất lỏng thủy lực như: Sử dụng sai loại dầu, ống hút bị hở, lọt khi vào bên trong bơm, rò rỉ trên đường ống dẫn dầu. Khi vỡ, các bọt khí này sẽ tạo ra nhiều làn sóng xung kích, liên tục và dao động khiến bề mặt kim loại của các bộ phận trong bơm bị mỏi.

Nếu lượng bọt khí này lớn dần đạt một giá trị khủng nào có thì áp suất của bọt khí này có thể cao hơn so với công suất bơm nhiều lần. Bên cạnh đó, xâm thực còn làm tăng nhiệt độ bơm. Một số nhà khoa học đã đo và cho kết quả nhiệt cao 280 độ C khiến bơm nhanh chóng bị hư hỏng.

Dấu hiệu để khách hàng có thể nhận biết bơm thủy lực của mình bị xâm thực đó là âm thanh to, rung lắc mạnh. Nếu sử dụng thiết bị đo thì chúng ta sẽ thấy lưu lượng và áp lực bị sụt giảm. Nếu tình trạng xâm thực không được can thiệp sớm thì sau một thời gian bơm dầu sẽ bị phá hủy hoàn toàn và người dùng không thể phục hồi bơm mà chỉ còn cách thay thế bơm mới.

xâm thực bơm thủy lực

5. Bơm thủy lực bị rò rỉ

Đây là một sự cố bơm thủy lực mà chúng tôi không thể bỏ qua trong bài viết này.

Khi hệ thống làm việc không được cung cấp dòng chất lỏng có áp suất, lưu lượng như yêu cầu thì việc đầu tiên mà người dùng nghĩ đến đó là rò rỉ.

Trong cấu tạo của bơm thủy lực, gioăng phớt có trách nhiệm làm kín và đây cũng chính là một bộ phận rất yếu. Nguyên nhân chủ yếu khiến bơm thủy lực bị rò rỉ đó là do gioăng phớt hỏng, không phù hợp.

Nó được làm bằng cao su hoàn toàn, một số loại sẽ được tăng cường gân thép để tạo độ cứng nhưng vẫn đảm bảo mềm, dẻo bám chặt vào các lỗ trục.

Quá trình làm việc dưới tác động của nhiệt độ dầu cao cùng với áp suất trăm bar thì gioăng phớt sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Để đảm bảo tuổi thọ của gioăng phớt thì người dùng nên chọn gioăng phớt chính hãng, chất lượng và kích thước tiêu chuẩn.

Khi lựa chọn gioăng phớt để thay thế trong bơm, khách hàng cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm vận hành của hệ thống, loại dầu, nhiệt độ và áp suất làm việc. Vì mỗi một bơm khác nhau sẽ có những đặc tính, kết cấu cũng như thông số riêng. Việc mua gioăng phớt chất lượng kém, không đúng yêu cầu sẽ gây rò rỉ ở bơm khi đang làm việc với công suất cao, áp và nhiệt lớn.

6. Lắp ngược làm bơm bị rò rỉ

Bơm thủy lực nói riêng và thiết bị thủy lực nói chung đều cần phải lắp đúng chiều, đúng vị trí. Lắp ngược chính là nguyên nhân làm hỏng bơm thủy lực từ con người, chủ quan khi thao tác.

Bơm có thể hoạt động ở chế độ động cơ dầu và động cơ dầu cũng có thể hoạt động ở chế độ bơm.

Ví dụ đối với bơm nhông: Bánh răng chủ động, bánh răng bị động có thể đổi chỗ cho nhau khi lắp mà không gặp trở ngại nào. Mặt bích số 8 có thể lắp ngược, lắp thuận mà vẫn kín. Tuy nhiên, khi vận hành thì sự cố mới có thể xảy ra. Với những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì chúng tôi thường khuyên khách nên dùng bút để đánh dấu, tránh nhầm lẫn khi tháo lắp vệ sinh.

Lưu ý, lấy vỏ bơm làm chuẩn. Khi lắp hai bánh răng vào thì cầm bánh răng chủ động quay theo chiều kim đồng hồ để xác định được vùng ra khớp, cửa hút (có kích thước lớn hơn cửa đẩy). Nếu lắp ngược cửa hút và cửa đẩy sẽ gây ra hiện tượng xâm thực và rò rỉ dầu.

7. Hoạt động không tải làm hư bơm

Bơm thủy lực chạy không tải là gì? Đó là khi bơm vẫn thực hiện nhiệm vụ hút và đẩy dầu thủy lực nhưng lại không sinh công như thiết kế. Một số khách hàng cho rằng, bơm không tải sẽ không gây ra bất kỳ các tổn hại nào nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Đối với bơm piston áp cao hay bơm thủy lực bánh răng, trong cấu tạo luôn có 1 lớp nêm dầu nằm giữa block xi lanh và đĩa phân phối hoặc giữa mặt bích số 8 và trục của bơm, giữa đầu trục và đế bơm. Chức năng của lớp dầu này đó là: Giảm thiểu ma sát có thể làm hư hỏng bộ phận, chi tiết trong bơm.

Khi bơm chạy không tải, đồng nghĩa với động cơ kéo bơm tăng cao hơn, dưới tác động của lực ly tâm lớn sẽ làm lớp dầu biến mất. Các bề mặt, chi tiết của bơm sẽ bị ma sát khiến ăn mòn và nhanh chóng dẫn đến hư hỏng.

Có thể bạn quan tâm: Những nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

Trên đây là 7 nguyên nhân làm hỏng bơm thủy lực mà các bạn cần phải nắm vững để khi sử dụng thiết bị đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh việc sử dụng dầu thủy lực sạch, độ nhớt phù hợp thì chúng tôi khuyên khách hàng nên chọn bơm chính hãng, thông số phù hợp.

Hãy đến với cửa hàng phân phối thiết bị thủy lực, khí nén, điện miền Trung để được hỗ trợ, tư vấn chọn bơm có áp suất, lưu lượng, trọng lượng, chủng loại đáp ứng yêu cầu, đảm bảo tiêu chí: Giá tốt, giao hàng tận nơi, chính hãng, tuổi thọ cao.

Gọi hotline: 0982.434.6940918.434.694 để báo giá, đặt hàng cũng như cập nhật chương trình ưu đãi mới nhất trong tháng

5/5 (1 bình chọn)