Bộ nguồn thủy lực là thiết bị có khả năng ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều máy móc, hệ thống, dây chuyền thủy lực. Chính vì được sử dụng rất nhiều và thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng mà các kiến thức liên quan đến nó rất cần thiết. Đó là các bước tiến hành kiểm tra bộ nguồn, những sự cố thường gặp phải và các hướng dẫn cần thiết để xử lý. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu những vấn đề như thế thì đừng bỏ lỡ bài viết hôm nay của chúng tôi nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Quy trình kiểm tra bộ nguồn thủy lực
Bộ nguồn thủy lực hay trạm nguồn thủy lực đều là tên gọi chung để chỉ một tổ hợp các thiết bị có chức năng biến chuyển điện năng thành thủy năng của dầu và cung cấp vào hệ thống, xi lanh làm việc.
Cấu trúc của một bộ nguồn thủy lực sẽ bao gồm:
+ Thùng chứa dầu: Chức năng của nó là cung cấp dầu cho bộ nguồn hoạt động, tản nhiệt dầu, phân tách chất lỏng và lắng cặn cũng như cáu bẩn. Thể tích dầu của thùng phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của hệ thống.
+ Motor: Động cơ thủy lực sẽ biến chuyển điện năng thành cơ năng với các chuyển động quay. Trong bộ nguồn, người ta thường sử dụng các motor điện 2 chiều để lắp.
+ Bơm dầu: Tùy vào công suất bộ nguồn cũng như tính chất công việc mà khách hàng có thể chọn loại bơm cánh gạt thủy lực (bơm lá), bơm bánh răng (bơm nhông), bơm piston (bơm áp cao).
+ Các van: Van an toàn thủy lực, van khống chế hành trình, van một chiều, van tiết lưu, van điều khiển dầu dạng gạt cần hay điện từ… Tùy theo nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn loại van đáp ứng yêu cầu.
Và các thiết bị phụ kiện: Nắp thùng dầu, thước nhớt, lọc dầu thủy lực, đồng hồ đo áp suất, ống dầu, co nối, quạt tản nhiệt hoặc bộ giải nhiệt nước OR.
Những thiết bị này được lắp ráp, bố trí và kết nối với nhau để dầu có thể di chuyển thông suốt trong mạch. Khách hàng chỉ cần rót dầu vào thùng, lắp xi lanh và mở công tắc điện là đã có thể vận hành.
Dựa trên kiến thức và cấu tạo thành phần của 1 bộ nguồn hoàn chỉnh, chúng tôi thiết lập nên 1 quy trình kiểm tra bộ nguồn thủy lự đơn giản nhưng lại khá đầy đủ như:
Kiểm tra dầu thủy lực
Dầu hay bất kỳ chất lỏng thủy lực nào dùng để vận hành bộ nguồn đều phải đạt những yêu cầu như: Sạch và không lẫn bất kỳ tạp chất nào. Nếu là dầu thì phải đảm bảo độ nhớt trong khoảng 15-68ct. Thông thường, khách hàng sử dụng dầu N46, N32, N68.
Với những hệ thống được lắp mới thì sau khoảng 5 tháng làm việc liên tục, khách hàng phải kiểm tra và thay thế dầu.
Khi thay dầu, khách hàng cần giữ nguyên loại dầu đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng loại khác thì phải tiến hàng xả dầu trong thùng chứa thông qua cửa xả được thiết kế ở đáy thùng. Súc sạch hệ thống và bơm dầu mới để bắt đầu sử dụng.
Người vận hành máy móc phải kiểm tra mức dầu hằng ngày hoặc sau mỗi chu kỳ hoạt động thông qua thiết bị thước nhớt. Khi mức dầu trong thùng thấp hơn so với quy định thì phải tiến hành rót thêm dầu.
Yếu tố nhiệt sẽ tác động lớn đến chất lượng cũng như tuổi thọ của dầu. Nhiệt độ cao sẽ dẫn đến tốc độ oxi hóa nhanh hơn, dầu bị biến chất. Vì thế mà việc theo dõi nhiệt độ cần phải được thực hiện thường xuyên.
Cách xử lý khi nhiệt độ tăng lên quá cao đó là dừng ngay hệ thống, tăng thêm dầu vào trong bể chứa, tiến hành giải nhiệt dầu bằng 1 trong 2 thiết bị đó là quạt tản nhiệt và OR.
Chú ý, chúng ta nên duy trì mức nhiệt ổn định cho hệ thống. Nó nằm trong khoảng 0-60 độ C.
Kiểm tra đường ống
Trước tiên, khách hàng cần kiểm tra các ống dẫn dầu để xác định vị trí bị thủng có thể gây rò rỉ dầu, giảm áp. Có hai loại ống thủy lực thường được sử dụng đó là ống mềm và ống cứng. Tùy thuộc vào vị trí hỏng mà khách hàng có thể thay thế.
Sau đó là kiểm tra các khớp nối, các mối nối . Thông thường, cứ sau 20 giờ hoặc 30 giờ làm việc, kỹ sư sẽ phải xiết chặt lại 1 lần. Mối nối giữa thiết bị cơ cấu thủy lực và thiết bị luôn luôn xiết chặt chẽ với nhau. Điều này sẽ hạn chế sự rò rỉ, thất thoát dầu và áp lực.
Kiểm tra lọc dầu
Lọc dầu là thiết bị luôn được sử dụng không chỉ trong bộ nguồn thủy lực mà trong các hệ thống dầu quy mô lớn hay nhỏ.
Chức năng của thiết bị này đó là phân tách các chất bẩn có trong dầu như: hạt sắt, vụn nhôm, ba dzơ, sợi ni lông, mảnh giấy, cát, bụi bẩn. Nếu chất này đi vào bơm hay bất kỳ thiết bị nào cũng có thể gây oxi hóa, ăn mòn và tắc nghẽn nặng nề.
Kích thước của lỗ lọc và chất liệu lưới lọc sẽ tác động đến chất lượng của dầu sau khi lọc.
Với các thiết bị lọc này, khách hàng cần phải kiểm tra và vệ sinh lọc theo 1 thời gian định kỳ hoặc sau 1 chu trình làm việc. Vệ sinh có thể bằng nước hoặc các loại súng xịt khô.
Kiểm tra lọc khí
Trong hệ thống thủy lực vẫn cần có thiết bị chuyên dụng để lọc khí. Và chúng ta nên thường xuyên kiểm tra lọc khí. Nếu màng lọc có vấn đề thì cần phải mua mới và thay thế. Tuổi thọ của màng lọc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của môi trường làm việc.
Việc làm này sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của dầu, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng và an toàn cho những thiết bị khác có trong hệ thống.
Vệ sinh các thiết bị ngoài hệ thống
Một số khách hàng thường xem nhẹ việc vệ sinh thiết bị trong và ngoài hệ thống. Thông qua quá trình vệ sinh thì người dùng có thể phát hiện được những sự cố, những hỏng hóc hay điểm yếu đã bị oxi hóa của hệ thống cần khắc phục.
Bên cạnh đó, nó còn giúp nâng cao độ bền của thiết bị, khai thác hết hiệu suất, năng suất làm việc của hệ thống để phục vụ sản xuất, nhu cầu của con người.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thiết kế bộ nguồn thủy lực
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
Trong quá trình vận hành bộ nguồn thủy lực để sản xuất, gia công hay chế biến, chắc chắn khách hàng sẽ thường gặp những sự cố không mong muốn có thể ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc cũng như tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực, chi phí.
Sau đây chúng tôi xin nhắc đến 5 sự cố thường gặp nhất, những nguyên nhân và cách khắc phục mà các bạn cần phải biết:
1. Dầu chỉ được cung cấp trong thời gian ngắn, sau đó bị ngắt mặc dù động cơ vẫn hoạt động
Động cơ vẫn quay nhưng dầu thủy lực chỉ được bơm hút lên trong 1 thời gian ngắn sau đó thì ngưng hẳn. Tình trạng này thường gặp ở những hệ thống, dây chuyền hoạt động liên tục, tần suất cao.
Nguyên nhân
+ Dầu thủy lực bị thiếu.
+ Trục của bơm thủy lực bị gãy
+ Khớp nối của bơm bị hư hỏng.
+ Áp lực phản hồi của bơm quá lớn. Lúc này, lượng dầu bị rò rỉ ra bên ngoài bằng với lưu lượng dầu được cung cấp nên bơm thủy lực vẫn lên áp nhưng lại không cung cấp được lượng dầu như mong muốn.
Cách khắc phục
+ Rót thêm dầu thủy lực vào thùng chứa.
+ Nếu trục của bơm bị gãy hỏng thì khách hàng có thể gửi bơm theo chế độ bảo hành hoặc sửa chữa về hãng, công ty.
+ Thay mới khớp nối nếu hỏng.
+ Kiểm tra độ nhớt của dầu thủy lực.
+ Giảm áp suất làm việc đã quy định cho máy.
+ Kiểm tra các mối nối, xiết chặt các nối, tránh hở.
2. Khi hệ thống hoạt động có tiếng ồn lớn của không khí
Một điều không mong muốn của các công nhân, kỹ thuật trực tiếp vận hành hệ thống đó là tiếng ồn của không khí.
Nguyên nhân
Nghe và cảm nhận được tiếng ồn thì hệ thống của bạn đã có không khí lọt vào trong các đường ống dẫn, các gioăng phớt dùng để chặn dầu trên trục đã bị thủng hoặc oxi hóa. Đặc biệt hơn, có thể do dầu cạn kiệt hoặc lắp đặt sai mà vị trí của lọc dầu không được nhúng ngập dầu trong bể chứa.
Cách khắc phục
Nếu quan sát thước nhớt và phát hiện dầu bị cạn thì khách cần phải rót thêm dầu vào thùng chứa. Điều chỉnh vị trí lắp lọc dầu sao cho thích hợp nhất.
Hạn chế không khí lọt vào cần kiểm tra đường ống, thay ống nếu bị thủng, siết chặt các co nối, khớp nối.
Phớt bị hỏng thì người ta phải tìm kiếm loại phớt mới có kích thước tương ứng. Diện tích tiếp xúc phớt trên trục cần được tính toán kỹ.
3. Hệ thống không lên áp, không cấp dầu, bơm không hút dầu
Một số ít khách hàng có thắc mắc về cho chúng tôi: Hệ thống thủy lực của họ không lên áp suất, không thực hiện việc bơm và cung cấp dầu, bơm thủy lực không hút dầu được từ thùng chứa.
Nguyên nhân
Khi gặp tình trạng này, hầu hết khách hàng đều cảm thấy khá là lo lắng. Theo nhu kinh nghiệm của chúng tôi thì có rất nhiều nguyên nhân như:
+ Motor thủy lực có chiều quay sai
+ Van xả tải đang trong trạng thái mở hoặc không làm việc.
+ Độ nhớt của dầu quá cao hoặc nhiệt dầu quá lạnh.
+ Chất lượng dầu kém
+ Ống dẫn dầu bị rò rỉ
Cách khắc phục
Nếu lỗi do motor thì khách hàng cần xem lại catalogue, tờ bướm hướng dẫn vận hành và lắp đặt của thiết bị. Sau đó, họ sẽ phải thay đổi lại chiều động cơ sao cho đúng nhất.
Để tránh việc ảnh hưởng do rò rỉ đường ống thì nhân viên kỹ thuật sẽ phải kiểm tra đệm làm kín, xiết chặt các đầu nối hay cút nối.
+ Kiểm tra tổng thế van xả tải và thay thế nếu van bị hư hỏng.
+ Dầu thủy lực giống như là nguồn máu. Yêu cầu khi sử dụng, lựa chọn dầu đó là: Dầu phải có chất lượng cao, hàng chính hãng. Độ nhớt phù hợp với nhiệt độ và môi trường làm việc của hệ thống.
4. Áp suất chỉ thị trên đồng hồ áp suất lên quá giá trị quy định
Đây chắc chắn là một hiện tượng mà chúng ta thường xuyên bắt gặp nhất là trong các trạm nguồn thủy lực, các loại máy ép thủy lực
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính dẫn đến mức áp suất được chỉ thị trên đồng hồ đo áp lại tăng cao, quá giá trị quy định.Thiết bị van an toàn thủy lực của bạn đang sử dụng đã bị hỏng.
Cách khắc phục
Để có thể tiếp tục sử dụng van này thì các bạn phải kiểm tra lại van, điều chỉnh mức áp suất kích xả của van sao cho phù hợp. Nếu tình trạng trên vẫn chưa chấm dứt thì buộc khách hàng phải tìm kiếm một loại van an toàn mới, có thông số tương tự và lắp vào để làm việc. Chính vì thế mà chúng tôi thường khuyên khách hàng của mình đó là tin tưởng và chỉ sử dụng thiết bị chính hãng.
5. Bơm cung cấp dầu, nhưng không đạt áp suất yêu cầu (không có áp suất)
Bơm là thiết bị đóng vai trò trung tâm của hệ thống thủy lực và thực hiện những nhiệm vụ hút, đẩy dầu đi từ thùng đến đường ống để dẫn vào các thiết bị. Tuy nhiên nếu bơm gặp sự cố thì sẽ có tác động xấu đến hệ thống.
Nguyên nhân
Hiện tượng bơm vẫn hoạt động cấp dầu nhưng không có áp hoặc áp suất rất thấp, không đạt yêu cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do van xả đang ở trong trạng thái mở cửa. Van chỉnh áp suất bị sự cố hoặc đồng hồ đo áp lực bị hư hỏng.
Cách khắc phục
Người vận hành phải lập tức kiểm tra van xả. Nếu van bị hỏng khiến van luôn mở thì phải tiến thành thay thế, càng sớm càng tốt. Tương tự như vậy, van chỉnh áp thủy lực cũng cần phải kiểm tra, sửa chửa nếu hư hỏng và thay thế khi cần thiết.
Đồng hồ áp suất là thiết bị rất dễ bị hỏng hóc, nứt vỡ, rò rỉ dầu mà chỉ có qua việc giám sát, kiểm tra thường xuyên thì khách hàng mới có thể phát hiện. Thay đồng hồ ngay và phải lựa thiết bị có kích cỡ phi cũng như thang đo phù hợp.
Đến đây, chắc các bạn đã có thể nắm được những kiến thức cơ bản nếu như bạn đang có nhu cầu về 1 bộ nguồn thủy lực chất lượng với công suất và thông số theo yêu cầu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi thủy lực miền Trung qua: 0982.434.694 hoặc 0918.434.694.
Chắc chắn cửa hàng phân phối thiết bị khí nén, thủy lực, điện miền Trung sẽ làm bạn hài lòng.
Kẹp ống thủy lực – Cùm thủy lực
Bộ đồng hồ đo áp suất thủy lực
Khởi động từ là gì? Cấu tạo và ứng dụng của contactor
Cung cấp đồng hồ Wika chính hãng tại Việt Nam
Thiết bị tăng áp khí nén là gì? Địa chỉ cung cấp bộ tăng áp khí nén
Bán kéo cắt khí nén, kéo cắt hơi