phoneGọi điện zaloZalo

Tìm hiểu đồng hồ đo áp suất thủy lực và khí nén

Hôm nay, chúng tôi xin tổng hợp thông tin và giới thiệu với các bạn một thiết bị quen thuộc: Đồng hồ đo áp suất thủy lực và khí nén. Một hệ thống có thể được bố trí nhiều đồng hồ đo ở các vị trí khác nhau. Chính vì vậy mà nó trở thành 1 thiết bị không thể thiếu. Nếu bạn đang thắc mắc về các loại đồng hồ, cấu tạo và hoạt động của nó thì đừng bỏ lỡ bài viết hôm nay.

Đồng hồ đo áp suất là gì?

Đồng hồ đo áp suất khí, dầu là phụ kiện khí nén, đóng vai trò áp kế. Chúng giám sát để biết được thực tế hiệu quả của máy móc, có hoạt động đủ công suất hay không.

So với nhiều thiết bị đo khác thì đồng hồ đo áp suất chính là giải pháp vừa đơn giản nhất vừa ít tốn kém chi phí mà người dùng có thể lắp đặt, sử dụng với mong muốn kiểm soát được áp suất an toàn.

đồng hồ pvn

Đồng hồ đo áp suất khí nén là gì?

Đồng hồ đo áp suất là gì? Đây là câu hỏi không chỉ riêng của bạn mà còn của rất nhiều người. Đồng hồ đo áp suất khí nén là thiết bị phụ kiện của hệ thống khí nén hoặc khí gas, hơi. Nó có chức năng đo và hiển thị mức áp suất của khí nén trong mạch.

Chính những thông số chính xác được cung cấp sẽ hỗ trợ cho con người có thể điều chỉnh hệ thống tránh được tăng áp hoặc tụt áp suất, ảnh hướng đến năng suất hoạt động của hệ thống.

Đồng hồ đo áp suất thủy lực là gì?

Tương tự như với đồng hồ áp suất khí, đồng hồ đo áp suất dầu sẽ chỉ dùng cho hệ thống nước, nhớt, thủy lực. Những loại đồng hồ được sử dụng phải đảm bảo độ bền cao, chính xác khi làm việc ở môi trường có chấn động.

Do hệ thống thủy lực luôn đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, áp suất lớn, độc hại… nên việc lựa chọn thiết bị đo cần cân nhắc kỹ lưỡng. Thường thì áp suất dải đo đồng hồ phải cao hơn hoặc tối thiểu là bằng với áp suất cần đo để có thể đảm bảo tốt yếu tố an toàn.

Việc dùng loại đồng hồ nào, thang đo ra sao, kiểu lắp và kích thước phi, chân ren như thế nào? Là điều quyết định đến hiệu quả làm việc của thiết bị và hệ thống nói chung nên khách hàng cần tham khảo các tư vấn của kỹ sư.

Đối với các hệ thống thủy lực lớn như máy khoan nhồi cọc, máy nén, máy khoan cọc bê tông thì ngoài việc sử dụng đồng hồ, ta còn dùng thêm các thiết bị bảo vệ quá áp. Vì trong một số trường hợp sẽ gặp phải đá hoặc các vật cứng buộc phải tăng áp suất một cách đột ngột.

đồng hồ đo áp suất pvn

Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất thấp, áp suất cao không phải là thiết bị nguyên khối mà là sự kết hợp của nhiều chi tiết như:

+ Window: Mặt kính hoặc bằng nhựa

+ Ring: Vòng kết nối với Case

+ Movement: Bộ phận truyền động

+ Gasket: Đây là một miếng đệm giữa case và kính

+ Bourdon: Ống chứa áp suất

+ Point: Kim chỉ vạch của đồng hồ

+ Scale plate: Mặt hiển thị giá trị áp suất

+ Setscrew : Ống vít kết nối

+ Case: Vỏ đồng hồ bên ngoài thường được làm bằng kim loại, hợp kim

+ Blowout disk: Nút để tra dầu vào

Tất cả những chi tiết này đều được sản xuất trên 1 dây chuyền hiện đại, gia công tỉ mỉ và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Mỗi hãng khác nhau thì đồng hồ đo áp suất cũng sẽ không giống nhau về màu sắc, kiểu dáng đồng hồ.

đồng hồ đo áp suất dầu

Tìm hiểu thêm: Bộ đồng hồ đo áp suất thủy lực

Các loại đồng hồ đo áp suất

Việc phân loại đồng hồ đo áp suất chính xác sẽ là căn cứ để khách hàng có thể lựa chọn đúng loại cần lắp mới hoặc thay thế.

Theo kiểu chân đồng hồ

Dựa vào kiểu lắp chân đồng hồ vào các vị trí mà người ta phân chia thành đồng hồ chân trước, đồng hồ áp suất chân sau.

Đồng hồ đo áp suất chân sau

Loại đồng hồ này có chân kết nối được lắp ở sau lưng mặt đồng hồ. Do mặt đồng hồ hướng ra ngoài nên rất dễ quan sát khi muốn đo áp suất ở vị trí mặt tụ, âm tường hoặc những vị trí cao.

Tùy vào nhu cầu của các khách hàng mà hãng sản xuất đã cung cấp loại: Đồng hồ áp suất chân sau vị trí 3 giờ, đồng hồ đo áp chân sau vị trí 6 giờ, đồng hồ đo áp suất chân sau vị trí 9 giờ, đồng hồ chân sau vị trí 12 giờ, đồng hồ đo áp chân sau vị trí 6 giờ có vít định vị.

Đồng hồ đo áp suất chân trước

Đồng hồ đo áp suất chân trước còn có tên gọi khác là đồng chân đứng, đặc điểm của nó là có chân kết nối đứng với mặc đồng hồ lắp đứng.

Chính vì thế mà con người thường lắp đồng hồ ở những vị trí thuận tiện cho việc quan sát.

Theo loại đồng hồ

Yếu tố môi trường đo, không gian và tính chất công việc là yếu tố rất quan trọng đối với việc xác định loại nào phù hợp với nhu cầu, công việc.

Đồng hồ đo áp suất không dầu

Trong các hệ thống khí nén, loại đồng hồ được sử dụng là đồng hồ đo áp suất không dầu. Ngoài ra, một số hệ thống nước, hệ thống chân không cũng dùng loại đồng hồ này.

Đặc điểm chung của môi trường này đó là: Không rung lắc, không chấn động. Khách hàng nên lưu ý khi sử dụng loại đồng hồ này cho môi trường có nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao đó là hơi nước sẽ bị ngưng tụ và tích tụ mặt đồng hồ. Điều này sẽ gây ra nguy hiểm: nứt vỡ mặt kính, khó quan sát thông số

Đồng hồ đo áp suất có dầu

So với loại đồng hồ đo áp suất không dầu thì đồng hồ có dầu sẽ có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, đây lại là loại đồng hồ phổ biến nhất.

Bên trong mặt đồng hồ sẽ chứa dầu. Dầu đó chính là chất Glyxerin. Vì sao người ta lại phải sử dụng dầu cho đồng hồ?
+ Bởi dầu sẽ bảo vệ kim đo. Giúp kim không bị sự cố, hỏng hóc khi làm việc. Dầu là yếu tố góp phần tăng độ chính xác của áp suất đo được khi ở trong môi trường có rung lắc, chấn động.

+ Do có chứa dầu nên đồng hồ không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đóng băng do nhiệt độ quá thấp hoặc ngưng tụ nước do nhiệt cao.

Khi bạn muốn đo áp suất trên đường ống thì lựa chọn đồng hồ đo áp suất có dầu là hoàn hảo nhất.

Ngoài những cách chia trên thì trong thực tế, người ta còn có thể phân chia:

+ Theo kích cỡ của đồng hồ: Đồng hồ phi 50, ồng hồ phi 63, đồng hồ phi 80, đồng hồ phi 100.

+ Theo hãng sản xuất: Stauff, Skon, PVN…

+ Theo mặt bích được sử dụng: Đồng hồ đo áp suất có mặt bích, không mặt bích.

+ Theo xuất xứ: Đức, Anh hay  Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Trung Quốc…

Đồng hồ đo áp suất Nhật Bản, Đức…là những đồng hồ có tuổi thọ cao, thông số tiêu chuẩn, độ chính xác đo có thể trên 95%. Tuy nhiên, những đồng hồ này lại có nhược điểm là: Giá thành cao, chưa phong phú về mặt mẫu mã và các dải do bị giới hạn.

Đồng hồ Trung Quốc hay Đài Loan thì có thế mạnh về giá thành rẻ, rất nhiều loại và model để khách hàng lựa chọn.

đồng hồ đo áp suất khí nén

Tại sao phải dùng đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất xuất hiện trong mọi hệ thống dầu, nhớt hay hơi, khí nén. Điều này đặt ra cho không ít khách hàng thắc mắc về việc: Tại sao sử dụng đồng hồ đo áp là điều cần thiết?

Như chúng ta đã biết, công nghiệp phát triển nhanh, ổn định, gia tăng sản lượng nhờ vào việc ứng dụng hệ thống máy móc khí nén, thủy lực vào trong sản xuất. Bộ đồng hồ đo áp suất thủy lực, khí nén là thành phần không thể thiếu khi thiết lập hệ thống ban đầu hay điều chỉnh, nhất là khi có sự cố xảy ra cần phải xử lý.

Sử dụng thiết bị này sẽ giúp con người có thể kiểm soát dễ dàng áp suất trong hệ thống. Thông qua đồng hồ đo, người dùng có thể phát hiện sự thất thoát của môi chất, đảm bảo không xuất hiện sự rò rỉ gây nên thay đổi áp, ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống.

Nếu như trước đây, nhiều người chỉ sử dụng công tắc áp suất thì ngày nay, sự kết hợp của công tắc áp suất với đồng hồ đo đã làm tăng hiệu quả vận hành, an toàn hơn.

Trong công nghiệp, chúng ta có thể bắt gặp các đồng hồ đo áp suất lớn nhỏ khác nhau trên các dây chuyền, máy móc sản xuất, gia công, chế biến: Lò luyện kim, lò nung, nồi hơi, máy chấn, máy ép, máy nghiền, máy đột lỗ, máy kéo sợi. Các loại đồng hồ đo áp suất dầu dùng cho máy ép thủy lực, máy ép rác, máy dập tôn, bộ nguồn thủy lực

Đồng hồ có thể đo áp suất khí trong đường ống, áp suất hơi trong lò, đo áp suất trong lò sấy, đo áp lực nước trong ống dẫn… Ngoài ra, thiết bị này còn dùng cho các loại máy móc cơ giới dùng cho công trình, khai thác khoáng sản, xe cơ giới…

Với những nhà máy giấy, cơ khí chế tạo, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế biến gỗ, sản xuất cao su…thì ngoài việc đo hiển thị áp suất, tránh tăng áp hay tụt áp, đồng hồ còn giúp đảm bảo an toàn cho người và vật xung quanh.

Trong đời sống hằng ngày, đồng hồ đo áp suất  còn được dùng trong các máy nén khí, máy phun xịt sơn, hệ thống máy ép dầu lạc thủy lực.

đồng hồ đo áp suất

Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất

Việc lựa chọn đúng đồng hồ đo áp suất sẽ quyết định phần lớn đến hiệu quả, năng suất làm việc của nó. Sau đây là những yếu tố, những tiêu chí mà chúng tôi đã tổng hợp được để giúp việc xác định đúng loại đồng hồ của khách hàng được nhanh chóng hơn.

Thang đo đồng hồ

Thang đo hay còn gọi là dải do của đồng hồ, tùy thuộc vào từng loại đồng hồ mà thang đo có thể từ âm đến 700 kg/cm2, 1000 kg/cm2.

Trên các mặt đồng hồ sẽ có những vạch chia thang đo. Mỗi một vạch tương ứng với 0.2 bar. Một số hãng lại chia nhỏ hơn với 0.025 bar/ 1 vạch hoặc lớn hơn với 0.5 bar/ 1 vạch.

Nếu vạch chia càng chi tiết thì thông số kết quả khi đọc sẽ càng chính xác nhưng nó sẽ gây khó khăn khi bố trí, thiết kế với loại mặt đồng hồ có kích thước nhỏ.

Điều đầu tiên mà khách hàng cần quan tâm đó là: Mức áp suất làm việc của hệ thống, áp suất cao nhất và áp suất thấp nhất. Sau đó sẽ chọn loại đồng hồ có giới hạn thang đo đồng hồ. Thông thường, chúng tôi thường khuyên khách hàng nên chọn đồng hồ đo áp suất dầu, khí có dải đo lớn hơn giá trị áp suất của hệ thống từ 20%- 30%.

Điều này thật cần thiết để đảm bảo được 100%  chính xác cũng như tăng độ bền, chống hư hỏng đồng hồ.

Kiểu chân đồng hồ

Với nhu cầu về vị trí lắp đa dạng thì các hãng cũng phải cung cấp nhiều kiểu chân đồng hồ.

+ Chân đứng, chân đứng có vành

+ Chân sau, chân sau có vành.

Tùy theo vị trí lắp, không gian lắp mà kiểu chân đồng hồ sẽ phải lựa chọn để thuận tiện khi lắp và quan sát thông số.

Loại đồng hồ

Sau khi chọn kiểu chân đồng hồ, khách hàng sẽ tiến đến chọn loại đồng hồ. Dù là đồng hồ đo áp khí hay dầu thì chúng phải làm việc trong môi trường có áp suất cao. Điều mà con người cần quan tâm đó là: Tính chất của môi trường lắp.

Nếu môi trường khắc nghiệt, ăn mòn cao, áp và nhiệt lớn thì chọn các vật liệu siêu bền như thép, inox 304, inox 316 sao cho vừa bền bỉ, vừa có độ sáng bóng, thẩm mỹ. Nếu tính chất công việc ổn định, tầm trung thì chọn loại đồng, vỏ thép ruột đồng, đồng mạ…để tiết kiệm chi phí.

Khi vận hành, nếu hệ thống làm việc hay bị xê dịch, rung lắc mạnh thì loại đồng hồ đo áp suất có dầu sẽ là giải pháp tốt nhất. Dầu này sẽ bảo vệ kim đo, hạn chế tối đa sai lệch thông số, giúp hiển thị áp suất chính xác nhất. Ngoài ra còn có loại đồng hồ không dầu dành cho những hệ thống không bị chấn động.

Kích cỡ ren kết nối

Tiếp theo là kích cỡ của chân ren kết nối, nếu như chọn sai chân ren thì việc kết nối sẽ lỏng lẻo hoặc cần trang bị thêm các đầu nối chuyển đổi. Việc này rất mất thời gian và tốn kém.

Nếu các bạn chọn loại đồng hồ đo áp suất có phi nhỏ từ 80mm trở xuống thì sẽ có 6 kiểu chân ren sau: G ¼, G ¼ NPT, G 3/8, G 3/8 NPT, G 1/8, G 1/8 NPT…

Đối với loại đồng hồ đo áp suất khí nén, dầu thủy lực có đường kính mặt 100 mm trở lên sẽ có size ren kết nối là: G ½, G ½ NPT, G 1, G 1 NPT, G 1 ½, G 1 ½ NPT…

Đường kính mặt đồng hồ

Tiêu chí cuối cùng chính là đường kính mặt đồng hồ hay còn gọi là phi đồng hồ, kích thước mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ càng lớn thì việc theo dõi và quan sát của người dùng càng thuận tiện. Tuy nhiên, mặt đồng hồ lớn sẽ có giá thành cao hơn bởi sự thay đổi trong thiết kế, vật liệu sử dụng để sản xuất.

Bên cạnh giá cả thì nơi lắp, khoảng cách từ vị trí lắp đồng hồ đến mắt người quan sát cũng là yếu tố chi phối việc chọn phi (kích thước mặt) của nó.

Một số cỡ phi đồng hồ thường có sẵn trên thị trường đó là: D40 mm, D50 mm. D60 mm hay D75 mm, D100 mm, các loại lớn hơn với D150  mm, D200 mm.

Một số khách hàng lại chú ý đến yếu tố: Nhiệt độ làm việc, vật liệu sản xuất, vạch chia thang đo, sai số của đồng hồ.

Ngoài việc dựa trên các đặc điểm về thang đo, kiểu chân, kích cỡ…thì người có nhu cầu sử dụng đồng hồ đo áp suất dùng cho hệ thống khí, thủy lực cần chú ý đến:

+ Thương hiệu đồng hồ

Trên thực tế, đồng hồ đo áp suất khí và thủy lực là thiết bị cần thiết. Nó xuất hiện trong tất cả các hệ thống máy móc làm việc nên đây chính là dòng sản phẩm chính mà các hãng sản xuất tập trung.

Những thương hiệu uy tín không chỉ cung cấp những sản phẩm tiêu chuẩn mà còn đảm bảo về thời gian bảo hành cũng như các chính sách đổi trả linh hoạt nhất.

Một số thương hiệu đồng hồ được khách hàng đánh giá cao như: SKON, PVN, STAUFF, STIKO, WIKA, WISE, LABOM, SUCHY hay HARK…

+ Lựa chọn những sản phẩm đồng hồ chất lượng đã qua kiểm nghiệm, có nguồn gốc xuất xứ là điều rất quan trọng . Bởi nó quyết định đến độ chính xác của thông số đo cũng như độ bền của đồng hồ.
+ Đồng hồ phải đầy đủ các đặc điểm, chức năng theo như yêu cầu kỹ thuật, giúp quá trình sử dụng, làm việc đạt được hiệu quả như mong muốn.

+ Giá đồng hồ đo áp suất thủy lực, khí nén phải chăng, cạnh tranh cao nhằm mang lại lợi ích cho người dùng. Bởi vì tùy thuộc vào quy mô của hệ thống mà số lượng đồng hồ đo có thể từ 1 vài cái cho đến hàng chục cái.

Nếu khách hàng có nhu cầu được tư vấn về thiết bị đo áp suất phù hợp, đặt mua và giao hàng tận nơi thì đừng quên liên hệ với: Công ty TNHH Kỹ Thuật Điện – Thiết Bị Kỹ Thuật Bình Định. Nơi đây chuyên phân phối tất cả các sản phẩm khí nén, thủy lực chính hãng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên sẽ có đầy đủ các loại đồng hồ đo áp suất cần tìm.

Tư vấn, báo giá, đặt hàng qua hotline: 0256 3794 405 hoặc di động: 0982 434 694.

Công ty cam kết lựa chọn những giải pháp tối ưu, những thiết bị bám sát theo yêu cầu của các khách hàng, nhà máy với mức giá vô cùng hữu nghị.

5/5 (1 bình chọn)