Những cách bảo trì bơm thủy lực để bơm hoạt động tốt nhất

Trong bất kỳ hệ thống thủy lực nào cũng cần có bơm để hoạt động. Nó là trung tâm là trái tim và luôn luôn phải làm việc liên tục, nặng nề. Chức năng của nó đó chính là hút và đẩy dầu từ thùng chứa vào đường ống để cung cấp cho xi lanh, van hay motor thủy lực hoạt động. Để bơm có thể thực hiện tốt các hoạt động thì khách hàng cần phải bảo dưỡng, bảo trì bơm một cách định kỳ, thường xuyên. Với những khách hàng sử dụng bơm lần đầu thì chắc chắn sẽ cần đến 10 lưu ý mà chúng tôi sẽ chia sẻ dưới đây.

Bơm trên thị trường được phân chia thành nhiều loại, nhiều model với cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên vẫn có 3 loại chính đó là: bơm piston, bơm lá, bơm nhông. Dù là thiết bị tốt và chất lượng cao nhưng trong quá trình sử dụng lâu dài cũng không tránh khỏi những sự cố, hỏng hóc. Để phòng ngừa và ngăn chặn sớm, hầu hết người vận hành phải thực hiện 10 bước bảo trì.

1. Giữ bơm sạch sẽ

Sạch sẽ đó chính là chính vấn đề đầu tiên để nâng cao tuổi thọ của bơm. Nó có thể làm việc tại nhiều môi trường, không gian khác nhau như công trường, hầm mỏ, nhà máy sợi… nên sẽ bị bám bụi bẩn. Việc vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn rất cần thiết bởi những tạp chất này có thể khiến bơm bị hỏng, bị ăn mòn nhanh.

Các bạn có thể vệ sinh bơm bằng khăn ẩm, khăn khô, sút phun xịt nhưng nên nhớ là làm định kỳ.

Việc lên lịch bảo dưỡng sẽ được các kỹ sư hay nhân viên kỹ thuật tính toán sao cho phù hợp với thời gian nghỉ dừng của hệ thống.

bảo trì bơm thủy lực 3

2. Kiểm tra chân không

Trong các khoang hút của bơm thủy lực thì chân không luôn tồn tại. Nó thực hiện nhiệm vụ đó là hút dầu từ  thùng vào khoang bơm. Việc duy trì khoang bơm cũng như trán để xuất hiện các lỗ hỗng cần được tiến hành.

3. Kiểm tra nguồn điện

Động cơ hay bơm thủy lực đều cần có nguồn điện để hoạt động. Tùy thuộc vào mỗi hệ thống mà nguồn điện có thể là xoay chiều 220v hoặc một chiều 24v. Nếu nguồn điện được đảm bảo liên tục, không mất nguồn, thông suốt thì chắc chắn hiệu năng của máy bơm sẽ tăng lên.

Bên cạnh việc kiểm tra nguồn điện thì quý khách cũng cần phải kiểm tra dây dẫn điện, các thiết bị chuyển mạch, thiết bị đóng ngắt…

kiểm tra nguồn điện

4. Duy trì áp suất

Yếu tố quan trọng tác động đến van đó là áp suất. Mỗi hãng sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ các thông số áp suất tối đa, áp suất tối thiểu, áp suất làm việc trên các catalogue. Người mua cần phải tham khảo kỹ các thông tin để lựa chọn bơm đúng mức áp mình cần.

Lưu ý, luôn luôn duy trì một mức áp an toàn, cố định xuyên suốt trong 1 chu trình làm việc của bơm. Tránh các tình trạng nguy hiểm như tăng áp cao quá mức, tụt áp suất…

Có thể bạn  quan tâm: Những nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

5. Kiểm soát nhiệt độ

Bên cạnh các yếu tố áp suất, lưu lượng thì nhiệt độ rất qua trọng. Việc xem xét, theo dõi và kiểm soát nhiệt độ luôn được thực hiện theo 1 mốc thời gian cụ thể.

Dầu thủy lực khi được hút lên và đi qua bơm sẽ sinh ra một lượng nhiệt nhất định. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như cấu trúc hệ thống mà khách hàng có thể quyết định chọn loại tản nhiệt dầu bằng nước hay giải nhiệt bằng quạt gió.

bảo trì bơm thủy lực 2

6. Kiểm tra sự sục khí

Sự sục khi không phải là một hiện tượng gặp phải thường xuyên . Nếu nó xảy ra thì rất có thể bơm thủy lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Hầu hết các kỹ sư đều khuyên người dùng nên cố gắng loại bỏ càng sớm, càng tốt hiện tượng này thông qua việc kiểm tra theo lịch định kỳ. Nhiệt độ cần phải được đảm bảo ổn định để chúng ta có thể khai thác hết năng suất làm việc của bơm.

7. Kiểm tra chất lỏng thủy lực

Dầu hay chất lỏng thủy lực sẽ di chuyển khắp hệ thống và cung cấp cho các thiết bị để hoạt động. Cần phải kiểm tra thường xuyên để kiểm soát được chất lượng là mức dầu. Nếu dầu quá bẩn thì chúng ta cần phải thay thế kịp thời. Nếu thiếu dầu, mức dầu xuống thấp thì cần phải được rót dầu bù.

Chất lỏng thủy lực được nhắc ở đây có thể là nhớt, dầu 32, nước, dầu 68, hóa chất, dầu 46. Mỗi loại máy móc lại yêu cầu một loại chất lỏng khác nhau. Dù ở công việc nào, hệ thống nào thì chúng ta cũng cần phải sử dụng loại tiêu chuẩn nhất, chính hãng.

8. Kiểm tra các rò rỉ

Đối với bơm thủy lực, bất kỳ một sự rò rỉ nào thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động. Không chỉ như vậy, những thiết bị xung quanh bơm như van, động cơ, xi lanh hoặc con người đang làm việc cũng sẽ gặp nguy hiểm. Đây là một vấn đề mà khách hàng cần phải cân nhắc.

Nên chọn những gioăng phớt, chi tiết làm kín bằng cao su tốt, độ đàn hồi cao để tăng khả năng làm khít, kín, hạn chế lọt khí vào bơm.

bảo trì bơm thủy lực

9. Dùng chất lỏng sạch

Dầu hay các chất lỏng thủy lực khi dùng cho một máy móc, dây chuyền hay hệ thống sản xuất  bất kỳ đều phải đảm bảo độ sạch tốt nhất. Nó sẽ giúp giảm thiểu các sự cố, tăng tính ổn định của hệ thống, vận hành thông suốt, tăng tuổi thọ và độ bền không chỉ của dầu mà còn các thiết bị bơm, xi lanh, van, motor…

Dầu thủy lực sẽ bị lẫn những tạp chất nguy hại như: cát, bụi, hạt kim loại, sợi giấy, ni lông, hạt nhựa… trong quá trình rót dầu từ bể vào thùng, do môi trường làm việc hoặc đó là kết quả của quá trình ăn mòn, ma sát các thiết bị khi hoạt động.

Dầu bẩn không chỉ gây nhiệt dầu tăng, tắc nghẽn tại đường ống mà còn làm biến chất dầu, đẩy mạnh quá trình oxi hóa, ăn mòn làm hư hỏng thiết bị. Nó giúp kéo dài tuổi thọ của bơm.

Bơm thủy lực là thiết bị cần được quan tâm và chú ý hơn bởi nó là trung tâm của hệ thống. Nó làm việc với chế độ khắc nghiệt và nặng nề trong môi trường có áp suất, nhiệt độ cao và thay đổi. Dầu được bơm hút và đẩy đi nên cần có chất lượng cao để giúp bơm hiệu quả nhất.

Chính vì thế mà rất nhiều chuyên gia đã khuyên khách hàng nên dùng dầu sạch. Khách cũng có thể sử dụng các bộ lọc dầu thủy lực tách bỏ chất bẩn, nước, cặn để tái sử dụng dầu cho những chu trình làm việc tiếp theo.

10. Kiểm tra tổng thể từng bộ phận

Sau khi kết thúc 1 chu trình làm việc dài hoặc qua một thời gian sử dụng nhất định, người vận hành hệ thống sẽ phải tiến hành các bước kiểm tra bằng trực quan đối với đường ống dẫn lớn, ống dẫn nhỏ, các đoạn và khớp kết nối.

Nếu trong quá trình lắp ráp xảy ra lỗi thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những nứt vỡ trong đường ống có thể gây rò rỉ và ảnh hưởng đến bơm. Kiểm tra tổng thể sẽ giúp bơm hoạt động hút, đẩy dầu hiệu quả hơn.

Cuối cùng tôi luôn muốn nhắc với các bạn đó là nên chọn những loại bơm dầu chính hãng, đến từ những thương hiệu nổi tiếng như: Rexroth, Yuken, Hydroluc, Nachi, Hydromax, Besko… Nó sẽ đảm bảo sự chính xác thông số đến từng chi tiết, chất liệu bền bỉ, thiết kế khoa học và đơn giản, giá thành phải chăng. Từ đó, chất lượng và độ bền của bơm sẽ được nâng cao, đáp ứng 100%  yêu cầu của người sử dụng.

5/5 (1 bình chọn)