Giúp các khách hàng hiểu được căn bản sự khác nhau của van giảm áp và van an toàn cũng như có thể dễ dàng phân biệt, lựa chọn van để sử dụng trong hệ thống thủy lực chính là mục tiêu mà chúng tôi muốn thực hiện thông qua bài viết ngày hôm nay.
NỘI DUNG CHÍNH
Tìm hiểu van an toàn và van giảm áp
Hệ thống thủy lực được vận hành bằng dầu, nhớt và một số loại chất lỏng khác. Nó chuyên đảm nhiệm những công việc độc hại, nặng nhọc với áp suất, lưu lượng lớn, tốc độ cao, liên tục.
Vì vậy mà ngày càng có nhiều người tin tưởng và sử dụng hệ thống này. Trong cấu trúc của hệ thống thủy lực thì van đóng vai trò là những thiết bị cơ cấu. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì các hãng sản xuất hàng trăm loại van khác nhau được phân chia thành 3 nhóm: van áp suất, van lưu lượng, van phân phối.
Van an toàn và van giảm áp khá quen thuộc với chúng ta khi nó xuất hiện trong hầu hết các hệ thống dầu, nước sử dụng trong nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp, chế biến và một số lĩnh vực đời sống khác.
Van an toàn là gì?
Người ta sử dụng van an toàn thủy lực với mong muốn làm cho áp suất của hệ thống luôn nằm trong 1 phạm vi an toàn, dưới mức đã được cài đặt ban đầu để đam bảo an toàn cho cả hệ thống.
Van an toàn tên tiếng anh là Safety Valve. Nó làm việc khá đơn giản. Ban đầu, khi lắp đặt xong thì người dùng sẽ cài đặt áp suất ở một con số nhất định.Trong quá trình làm việc, nếu áp suất tăng cao và vượt quá con số đó thì cửa van an toàn sẽ mở để xả bớt dòng chất về thùng chứa.
Cấu tạo của van an toàn gồm những chi tiết, bộ phận như:
+ Lò xo: Chi tiết điều khiển.
+ Thân van: Được làm từ chất liệu đồng, inox.
+ Bộ phận xả: Đưa dòng chất ra ngoài.
+ Tay giật: Không nhất thiết phải có trong tất cả loại van.
+ Vít điều chỉnh: Điều chỉnh áp suất đầu vào của van.
+ Đĩa van: Đĩa van sẽ được nâng lên khi áp cao, đóng đĩa khi áp thấp.
+ Bộ phận kết nối: thực hiện kết nối chắc chắn với các đường ống dẫn
+ Đệm lò xo: Chi tiết giúp đóng van khi van không hoạt động.
+ Nút bịt: Tạo nên 1 không gian khép kín ở bên trong của van.
+ Nắp: Nó bảo vệ chi tiết bên trong van.
Hoạt động của van không quá phức tạp, nếu trong trạng thái ổn định, áp suất an toàn thì van sẽ đóng cửa và không hoạt động, dầu sẽ không được dẫn qua. Cả hệ thống sẽ hoạt động bình thường.
Khi áp suất bắt đầu tăng và tăng cao đạt ngưỡng giá trị cài đặt thì van sẽ tự động mở cửa. Dầu có áp suất cao sẽ qua cửa và chảy về thùng chứa và áp sẽ hạ.
Lưu ý khi cài đặt ngưỡng áp suất của van an toàn sẽ phải cao hơn 20% áp suất max chung của hệ thống.
Van giảm áp là gì?
Van giảm áp có chức năng làm áp suất đầu ra của van luôn luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào của van.
Trong rất nhiều trường hợp thực tế, khách hàng phải sử dụng một bơm có áp suất cao kết hợp với van giảm áp để phục vụ cho chủ đích của mình. Có một số người đưa ra ý kiến là giảm áp suất của bơm dầu thay vì phải sử dụng vừa bơm và van như vậy.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết trong 1 mạch thủy lực sẽ có nhiều thiết bị, cơ cấu hoạt động với các mức áp suất khác nhau. Vì vậy mà nếu dùng 1 mức áp suất chung cho tất cả các chi tiết, phần tử sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, năng suất chung. Và sử dụng kèm van giảm áp là một trong những giải pháp đơn giản, tiết kiệm, dễ dàng nhất.
Van giảm áp dầu được phân chia thành các loại như:
+ Van giảm áp thiết lập mức áp suất đầu vào, đầu ra của van.
+ Van ổn áp: Van giảm áp tác động trực tiếp, van giảm áp tác động gián tiếp.
Cấu tạo của van tác động trực tiếp đơn giản hơn với rãnh nối, thân van, piston, núm điều khiển, lò xo. Trong khi đó, van tác động gián tiếp lại có van chính và van phụ.
Dựa trên cách thức lắp đặt mà các hãng cung cấp loại van an toàn lắp ren và van an toàn bắt đế. Việc cân nhắc kích thước van, vị trí… cần được tính toán để phù hợp.
Phân biệt van giảm áp và van toàn
Hai van giảm áp và van an toàn có một điểm chung đó là điều chỉnh áp suất. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý áp suất. Tuy có chung nguyên lý hoạt động nhưng về cấu tạo, hình dáng, hoạt động lại khác nhau hoàn toàn.
Van an toàn thủy lực
Mọi hoạt động của van đều bị phụ thuộc vào áp suất trước khi qua van. Điều này có nghĩa là van lấ tín hiệu trước van.
Áp suất của dầu thủy lực trong hệ thống thấp hơn mức áp suất cài đặt thì van an toàn sẽ đóng. Dầu hay các chất lỏng sẽ không đi qua van mà sẽ qua các van phân phối, van điều khiển thủy lực khác để đến với các cơ cấu, xi lanh chấp hành.
Lúc tín hiệu áp suất trước van cao và chạm mức áp suất quy định thì van an toàn sẽ mở để dòng dầu được chảy về bể và kéo theo áp hạ. Hệ thống sẽ được bảo vệ an toàn.
Hầu như trong tất cả các hệ thống từ lớn tới nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì van an toàn thủy lực vẫn được sử dụng.
Van giảm áp thủy lực
Van giảm áp thủy lực thì ngược lại hoàn toàn so với van an toàn thủy lực. Nó chỉ bảo vệ cho những thiết bị đứng sau nó.
Thiết bị này lấy tín hiệu ở sau nó để hoạt động. Sau khi hoàn tất bước lắp đặt van giảm áp vào hệ thống thì nhân viên vận hành sẽ tiến hành cài đặt mức áp suất. Khi đó, áp suất của dòng dầu đi qua van này sẽ luôn luôn nhỏ hơn áp suất đã cài đặt trước đó.
Trong trường hợp, áp suất sau nhỏ hơn áp suất cài đặt trước đó thì lõi và đĩa van sẽ tác động để nâng áp suất lên đúng mức giá trị cài đặt.
Cả hai van đều chung chức năng bảo vệ hệ thống tuy nhiên 1 loại lấy tín hiệu sau và 1 loại lấy tín hiệu trước. Van giảm áp sẽ tạo nên áp suất sau nhỏ hơn giá trị áp hoạt động còn van an toàn lại có thể giảm áp suất về mức 0.
Chúng tôi luôn khuyên khách hàng ở các hệ thống phức tạp, tính chất đặc biệt thì ngoài lắp van giảm áp gần bơm dầu thì cần bố trí van an toàn. Bởi van giảm áp chỉ bảo đảm mức áp suất ở sau van nên bơm sẽ bị ảnh hưởng nếu áp cao.
Bơm dầu là trung tâm, là trái tim của cả một hệ thống nên việc bảo vệ nó cần có sự kết hợp của các bộ phận, các loại van khác nhau: Van một chiều đường ống, van giảm áp, van an toàn.
Để có thể lựa chọn một van đáp ứng các yêu cầu thì khách cần chú ý đến các thông số như: nhiệt độ, áp suất và lưu lượng max- min, chất liệu van, kích cỡ van, trọng lượng…
Cửa hàng phân phối thiết bị khí nén, thủy lực, điện miền Trung tự hào khi cung cấp đầy đủ các thiết bị van an toàn, van giảm áp chính hãng đến từ những đơn vị uy tín trên thị trường như: Saintfon, HDX, Yuken, Rexroth, Nachi, Besko… Với chất lượng tốt, bảo hành lâu dài 6-12 tháng, ít sự cố và gọn nhẹ tiện cho việc lắp đặt.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc về một trong 2 loại trên thì đừng phân vân mà hãy kết nối nhanh qua số hotline của cửa hàng: 0982.434.694 và 0918.434.694 để đội ngũ nhân viên kỹ thuật của cửa hàng sẽ tư vấn và hỗ trợ. Cửa hàng luôn nỗ lực để mang lại sự hài lòng cho quý khách.
Thủy lực miền Trung mở cửa và tiếp đón mọi khách hàng tại số: 28/11 Trần Quốc Toản, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.
Bộ chia khí nén – Đầu chia hơi – Chạc chia khí
Giảm thanh khí nén – Tiêu âm khí nén
Kẹp ống thủy lực – Cùm thủy lực
Bộ đồng hồ đo áp suất thủy lực
Khởi động từ là gì? Cấu tạo và ứng dụng của contactor
Cung cấp đồng hồ Wika chính hãng tại Việt Nam