Sự khác biệt của bơm thủy lực và motor thủy lực

Cái tên bơm thủy lực, motor thủy lực không phải xa lạ với nhiều người nhất là khi nó luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống. Một số khách hàng thường nhầm lẫn giữa bơm và động cơ. Điều này sẽ khiến quá trình lựa chọn cũng như lắp đặt, sử dụng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn về khái niệm thiết bị này và 2 điểm khác nhau cơ bản của chúng. Các bạn hãy đón đọc gay hôm nay nhé!

motor thủy lực

Bơm thủy lực và motor thủy lực

Bên cạnh các hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực cũng góp phần mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp và các hoạt động đời sống nhất là những công việc có tính chất nặng nề, độc hại, tần suất làm việc cao, tải trọng lớn.

Nhờ vào dòng dầu có áp suất cao, lưu lượng xác định mà các hoạt động của máy nén, máy ép, máy cắt, chấn, dập khuôn công nghiệp được nhanh chóng, chính xác, đạt được tốc độ và năng suất theo yêu cầu. Từ đó, con người bớt sức lao động đi, sản lượng tăng và hiệu quả cũng như lợi nhuận mong muốn.

Trong hệ thống ấy, ngoài dầu thì còn có nhiều thiết bị khác như: bơm thủy lực, xi lanh thủy lực, motor, thùng chứa, van điều khiển, van áp suất, van lưu lượng, lọc dầu, ống dầu, thiết bị giải nhiệt dầu…

Tuy nhiên, với những khách hàng lần đầu tiếp cận với thủy lực sẽ khá bỡ ngỡ và nhầm lẫn giữ bơm và động cơ. Trước tiên,

Motor thủy lực

Motor thủy lực loại cơ học sẽ chuyển đổi năng lượng thủy lực có áp suất, dòng chảy thành năng lượng cơ năng quay. Người ta phân chia thành motor bánh răng, motor cánh gạt, motor piston. Loại motor thủy lực piston có dạng rất giống với bơm piston thủy lực.

Motor điện là loại thiết bị chỉ hoạt động khi có điện năng cung cấp. Nó chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Dựa trên dòng điện mà người ta phân chia thành motor 24v để hoạt động trong hệ thống điện một chiều,  motor 220v dùng cho điện xoay chiều.

Trong động cơ DC 24v có cuộn dây được đặt ở phần ứng của động cơ. Trong động cơ AC 220v có phần ứng là nam châm vĩnh cữu, phần cuộn dây được đặt trên thân của động cơ.

hydralic motor

Ngoài ra còn có 1 loại động cơ có thể sử dụng cho cả điện AC và DC, người ta gọi là động cơ phổ quát.

Trong các bộ nguồn thủy lực thì người ta sử dụng motor điện 2 chiều. Công suất của động cơ được xác định dựa trên áp suất của máy móc và lưu lượng của bơm cung cấp.

Có hai đặc tính của động cơ mà người dùng cần phải quan tâm đó là:

+ Momen: Đó chính là sự giảm áp lực và sự dịch chuyển bên trong motor. Áp lực làm việc được hình thành nhờ vào sự chênh lệch áp suất của cửa vào và áp suất cửa ra.

+ Tốc độ của động cơ: Được xác định bằng số vòng quay của trục trong 1 đơn vị thời gian cụ thể. Thông thường, người ta thường chọn phút.

Bơm thủy lực

Bên cạnh motor thì hệ thống thủy lực cũng cần có bơm thủy lực. Nó đóng vai trò trung tâm, là một trái tim, là nguồn động lực để cả hệ thống hoạt động. Nếu bơm bị tắc nghẽn hay hỏng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Bơm sẽ thực hiện nhiệm vụ hút dầu từ bể chứa dầu để bơm, đẩy chúng đi vào các đường ống, dẫn dến các thiết bị: xi lanh, van, lọc… để hoạt động. Muốn bơm hoạt động thì trục của bơm phải được truyền các chuyển động quay. Bơm sẽ biến cơ năng quay đó thành động năng của dòng dầu.

bơm thủy lực

Bơm có cấu tạo gồm đường cấp dầu, đường thoát dầu, trục, chi tiết làm kín bơm… Đối với từng loại bơm thì cấu trúc bơm sẽ khác nhau:

+ Bơm nhông (bơm bánh răng): Hai bánh răng chủ động, bánh răng bị động ăn khớp với nhau. Bơm dầu có độ bền cao, thích hợp dùng cho công việc có áp suất, lưu lượng trung bình, thấp.

+ Bơm piston: Đây là loại bơm áp cao, lưu lượng lớn với cấu trúc gồm piston, trục được lắp hướng kính hoặc hướng trục. Bơm có độ bền cao tuy nhiên giá thành lại nhỉnh hơn 2 loại bơm còn lại.

+ Bơm lá (bơm cánh gạt): Bơm gồm trục và các bàn phẳng. Số lượng bàn phẳng sẽ dao động từ 4-12. Số lượng bàn phẳng càng lớn thì lưu lượng bơm trong mỗi vòng càng đều. Bơm được ưu tiên dùng cho những ứng dụng có áp, lưu lượng nhỏ.

Mỗi loại bơm thủy lực lại có các loại khác nhau, áp suất và lưu lượng, số vòng quay min- max khác nhau nên việc lựa chọn cần có độ chính xác cao mới đảm bảo được hiệu quả như mong muốn.

Sự khác biết giữa bơm thủy lực và motor thủy lực

Để phân biệt giữa bơm thủy lực và motor thủy lực, chúng ta sẽ dựa trên 2 điều cơ bản như sau:

+ Máy bơm dầu không thực hiện việc chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Trái ngược lại, motor thủy lực lại chuyển từ nguồn năng lượng điện được cung cấp thành năng lượng cơ năng, cụ thể là quay.

Máy bơm thủy lực sử dụng cơ năng quay được tạo ra từ động cơ điện hay động cơ nổ để biến chuyển năng lượng thủy lực. Và nó truyền năng lượng thông qua dòng dầu, chất lỏng thủy lực để cung cấp kịp thời cho các thiết bị chấp hành, cơ cấu như: xi lanh, van, bơm dầu… để vận chuyển dòng chất có đặc điểm nhớt cao.

motor thủy lực 2

Motor lại chuyển hóa nguồn năng lượng điện năng hoặc nguồn năng lượng do máy bơm chuyển tới thành cơ năng quay.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp motor thủy lực trong các máy xúc, ví dụ như: Bộ phận quay toa cần có motor quay toa, ở bộ phận chân chạy di chuyển của máy xúc ta có motor chân chạy hay hệ thống quạt cần có motor quạt.

+ Muốn bơm thủy lực hoạt động thì khách hàng cần phải có động cơ hoặc một cơ chế như động cơ. Động cơ thủy lực thì chỉ cần 1 loại năng lượng duy nhất đó là điện năng.

Trên thực tế, chúng ta có thể hiểu rằng bơm chỉ thực hiện nhiệm vụ hút và đẩy dầu còn motor thì sẽ biến chuyển năng lượng.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc thì đừng lo lắng, hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho chúng tôi: 0982.434.694 hoặc 0918.434.694, các kỹ thuật viên sẽ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị thủy lực, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn những sản phẩm, giải pháp tốt nhất.

Website: https://thuylucmientrung.vn

5/5 (1 bình chọn)